Không tiêm vaccine Covid-19 phải ký cam kết: Bộ Y tế nói gì?

Theo NhanDan 06:02 28/06/2022 - Y tế 24h
GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nhấn mạnh, việc tiêm vaccine là một yêu cầu của phòng, chống dịch nên mỗi người dân cần tiêm vaccine Covid-19 đúng lịch, đúng liều. Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình.
GS, TS Phan Trọng Lân.
GS, TS Phan Trọng Lân.

Mới đây nhất, UBND TP Hồ Chí Minh và một số địa phương yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh, đồng thời báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc.

Trước đó, Bộ Y tế có văn thông báo kết luận của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về việc kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19. Trong đó có nội dung thống nhất quan điểm truyền thông về tiêm vaccine là tiêm vaccine phòng chống dịch; địa phương nào không tiêm, người dân nào không tiêm để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm. Người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết. 

Trước vấn đề này, trao đổi với báo chí, GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tiêm vaccine phòng Covid-19 là một yêu cầu phòng, chống dịch do đó cần phải đẩy mạnh truyền thông thông điệp người dân điêm đúng lịch, đúng liều.

Ký cam kết là cam kết giữa 2 bên trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Vấn đề ký cam kết luôn luôn thể hiện và đặt vai trò cao hơn nữa của 2 bên, như Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định vaccine là chiến lược trong giai đoạn bình thường mới và giai đoạn tiếp theo, đặc biệt khi xuất hiện biến thể mới. 

Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình. Đối với một vấn đề được quan tâm như vaccine, việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch.

Việc ký cam kết này để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vaccine cũng như ứng phó biến thể mới. Hiện virus SARS-CoV-2 luôn biến hóa khôn lường. Thế giới đánh giá biến hóa của virus với 5 tiêu chí như: Tốc độ lây lan; Khả năng chuyển nặng; Tăng sức chịu đựng với vaccine; Giảm hiệu quả điều trị cũng như chẩn đoán.

"Theo dõi 2 năm qua, chúng ta thấy virus SARS-CoV-2 tiến hóa khôn lường. Việt Nam đã trải qua các đợt dịch với các biến thể khác nhau từ chủng ban đầu tới Delta và Omicron. Thậm chí, biến thể Omicron có đến 5 biến thể phụ và đã ghi nhận biến thể phụ BA.5 lưu hành tại Việt Nam, có tốc độ lây lan cao", ông Lân nói. 

Thông điệp Tổ chức Y tế thế giới rất rõ, nơi nào chưa an toàn có nghĩa là vùng chưa tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và có nguy cơ kết hợp trở thành biến thể mới. Vaccine vẫn là vũ khĩ hữu hiệu nhất làm giảm ca mắc Covid-19 nặng, tử vong. 

Trao đổi về vấn đề người dân phải ký cam kết tiêm vaccine có đúng hay không, PGS, TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - khẳng định, quan trọng nhất giai đoạn này là truyền thông cho người dân tiêm nhắc mũi 3, 4.

Trong thời gian qua có hơn 40 triệu liều vaccine tiêm mũi thứ 3 và hơn 3,4 triệu liều tiêm mũi thứ 4. Phản ứng cơ bản sau tiêm tương tự như mũi 1, 2, thậm chí thấp hơn và chúng ta phải chuyển tải thông điệp tin tưởng để người dân tiêm chủng. 

"Việt Nam đã triển khai tiêm chủng an toàn nhiều năm với nhiều loại vaccine nên người dân nên tiếp nhận những thông tin chính thống và hiểu đúng đắn, cần thiết về tiêm chủng, nên tiêm mũi nhắc lại để có miễn dịch bền vững. Chính quyền địa phương giúp cho ngành y tế rà soát đối tượng nào chưa tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm nhắc lại thì nhắc người dân đến điểm tiêm chủng", bà Hồng nhấn mạnh. 

Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4. 

"Với Covid-19, mũi tiêm cơ bản cũng như mắc Covid-19 miễn dịch tạo ra không bền vững như các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella.... Vì thế, tiêm nhắc lại bảo đảm tăng cường nồng độ kháng thể chống lại Covid-19. Những người đã mắc Covid-19 sau 3-4 tháng cần tiêm nhắc lại để có miễn dịch bền vững", bà Hồng nhấn mạnh.

PGS, TS Dương Thị Hồng.
PGS, TS Dương Thị Hồng.

Hiện nay Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng đã và đang thực hiện kịp thời việc phân bổ vaccine cho tất cả các tuyến. Với lô vaccine có hạn ngày 30/6, viện đã thực hiện phân bổ từ giữa tháng 5. Hiện y tế cơ sở đã hết sức nỗ lực để vận động, truyền thông người dân đến tiêm, thậm chí có địa phương triển khai tiêm 24/7. 

Theo bà Hồng, do chưa có thống kê một cách đầy đủ về số lượng đối tượng cần tiêm mũi 3, 4, nên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng tiến hành phân bổ vaccine Covid-19 căn cứ vào số đối tượng cần phải tiêm chủng vào thời gian tới đây.

"Với số lượng vaccine và khả năng triển khai, hiện viện mới phân bổ vaccine đáp ứng khoảng 30% đối tượng. Tới đây, viện tiếp tục phân bổ vaccine bảo đảm nhu cầu người dân trên địa phương đó cần được tiêm nhắc lại. Nếu tỉnh nào tiêm tốt, tiêm nhiều hơn, viện sẵn sàng cấp đủ vaccine cho tỉnh đó", bà Hồng cho hay. 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới