Làn sóng Covid-19 thứ hai có thể bùng phát

Theo VnExpress 26/07/2020 - Y tế 24h
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhận định Covid-19 có thể bùng phát trong nước một lần nữa nếu không khoanh vùng, dập dịch tốt.

Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng, Bộ Y tế, nhận định: "Hai ca mắc mới tại Đà Nẵng là do lây nhiễm trong cộng đồng. Vì vậy, cần có kết quả điều tra dịch tễ, khoanh vùng dập dịch, các đáp ứng tại khu vực có ca nhiễm, mới có thể nhận định có làn sóng Covid-19 tiếp theo tại Việt Nam hay không".

Các biện pháp phòng, chống dịch đang được thực hiện gấp rút tại Đà Nẵng. Thành phố ngừng tổ chức vui chơi lễ hội, thực hiện giãn cách, phong tỏa hai bệnh viện, dồn nhân lực khống chế dịch, truy vết dịch tễ... Trong đó, biện pháp xét nghiệm diện rộng rất quan trọng, nhằm kịp thời phát hiện ca nhiễm, dập ngay nếu có ổ dịch.

Bộ Y tế đã cử ba tổ công tác chi viện cho Đà Nẵng để hỗ trợ chống dịch. Khi các biện pháp phòng chống thực hiện tốt, Covid-19 sẽ không lan rộng và bùng phát trong nước, theo ông Phu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng nguồn lây hai bệnh nhân tại Đà Nẵng có thể mới xuất hiện gần đây. Bệnh nhân có thể đã tiếp xúc với 1-2 người mang mầm bệnh, sau 5-6 ngày thì phát bệnh.

"Nhiều bệnh viện vẫn thực hiện xét nghiệm nCoV với những người mắc viêm phổi, bệnh hô hấp nhưng không ghi nhận ca dương tính. Vì vậy nguồn lây nhiễm tại Đà Nẵng chưa thể tồn tại lâu trong cộng đồng", ông nói.

Giới chức y tế chưa xác định được nguồn lây nhiễm hai bệnh nhân tại Đà Nẵng. Trước mắt, theo điều tra dịch tễ, chưa thấy mối liên quan nào giữa "bệnh nhân 416" ở quận Liên Chiểu và "bệnh nhân 418" ở quận Hải Châu.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan, cần chủ động đeo khẩu trang khi tới khu vực công cộng, vệ sinh tay thường xuyên. Khi tới bệnh viện, cần mang khẩu trang, tuân thủ yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn và hạn chế đi thăm bệnh nhân. Những người nguy cơ cao như có bệnh nền, bệnh hô hấp mạn tính, người cao tuổi, cần chủ động bảo vệ bản thân kỹ hơn, tránh để nhiễm bệnh và trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế.

Thế giới vẫn tiếp tục tăng số ca mắc mới, nhiều ca không triệu chứng. Ở trong nước, người dân có tâm lý chủ quan khi không có ca lây nhiễm cộng đồng mới trong hơn 3 tháng trở lại đây, đã buông lỏng các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên.

Nhân viên trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Đà Nẵng lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc bệnh nhân, xét nghiệm sàng lọc Covid-19 sáng 25/7. Ảnh: Đắc Thành
Nhân viên trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Đà Nẵng lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc bệnh nhân, xét nghiệm sàng lọc Covid-19 sáng 25/7. Ảnh: Đắc Thành

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới