Liên tiếp ca bệnh nặng nhập viện do sợ Covid-19 mà chậm trễ thăm khám

Theo Báo Giao thông 10:23 26/03/2020 - Y tế 24h
Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội vừa cảnh báo liên tiếp có ca bệnh nặng nhập viện nguyên nhân do chậm trễ thăm khám vì lo ngại Covid-19.
Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội vừa có cảnh báo liên tiếp ca bệnh nặng nhập viện nguyên nhân do chậm trễ thăm khám vì lo ngại Covid-19
Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội vừa có cảnh báo liên tiếp ca bệnh nặng nhập viện nguyên nhân do chậm trễ thăm khám vì lo ngại Covid-19

Liên tiếp trong 3 ngày qua các bác sĩ BV ĐH Y Hà Nội tiếp nhận 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, trong đó có bệnh nhân tử vong do đến viện quá trễ. PGS. BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội cho hay: "3 bệnh nhân với 3 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, kết quả khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung rất buồn với tên gọi CoVid-19".

Theo đó, trường hợp thứ nhất là bệnh nhân đã có tiền sử tim mạch, đái tháo đường nhưng hết thuốc 1 tuần mà không đi tái khám, lúc nhập viện đã rơi vào tình trạng sốc tim nặng nên không qua khỏi sau vài tiếng cấp cứu tích cực.

 

Bệnh nhân thứ hai còn đáng tiếc hơn là xuất hiện đau ngực từ hôm trước nhưng nhất định không đi khám, đến đêm cơn đau xuất hiện dữ dội hơn nhưng gia đình vẫn chần chừ đến sáng sớm mới đưa vào viện. Bệnh nhân vừa nằm lên cáng của phòng cấp cứu thì xuất hiện rung thất. 2 tiếng đồng hồ ép tim, sốc điện ... trái tim bệnh nhân không đập lại cho dù anh mới 58 tuổi.

Trường hợp cuối cùng có may mắn hơn, sau khi đau ngực vài tiếng đồng hồ, gia đình bàn đi tính lại cũng quyết định đưa ông nhập viện. Đến nơi rơi vào tình trạng phù phổi cấp huyết động. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và can thiệp ngay trong đêm. Sau đó, bệnh nhân đã được bỏ thuốc vận mạch và có dấu hiệu hồi phục tốt.

Trước đó, tại đây cũng liên tiếp tiếp nhận những bệnh nhân bị cơn tăng huyết áp khẩn cấp, hôn mê do tăng đường máu và nặng hơn là một trường hợp nhồi máu cơ tim do tắc lại stent động mạch vành. Nguyên nhân đều do quên uống thuốc và cùng một lý giải vì vụ dịch nên không dám đi khám bệnh viện.

BS. Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo: "Bệnh viện tuy có nguy cơ cao trong dịch bệnh nhưng lại là nơi được tổ chức chặt chẽ và khoa học nhất để phòng ngừa lây lan virus. Với việc phân luồng và giám sát chặt chẽ, những người phải tái khám nếu được trang bị kiến thức dự phòng đúng mà các phương tiện truyền thông đã hướng dẫn rất rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm cũng ở mức thấp.

Những người quá lo lắng hay có nguy cơ cao lây nhiễm nếu không thể đến viện nên sử dụng các đường dây chăm sóc khách hàng để tư vấn việc duy trì điều trị. Các bệnh mạn tính như tim mạch đái tháo đường, những thuốc bác sĩ dặn uống, tiêm tuyệt đối không được dừng đột ngột vì sẽ gây hậu quả khôn lường...Khi hết thuốc, khi có dấu hiệu bệnh tái phát hay khi có những triệu chứng khác thường hãy liên hệ ngay với hệ thống y tế".

Uyên Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới