Loạn “thuốc đặc trị” tiểu đường, hệ lụy khôn lường
Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi?
Mẹ chị Hoàng Thanh Nga (Ba Đình) mắc căn bệnh tiểu đường gần 3 năm nay, ngoài thuốc uống bà phải tiêm insulin 1 mũi vào mỗi buổi tối.
Cách đây ít ngày chị Nga được cô bạn giới thiệu “thuốc đặc trị” tiểu đường tránh không biến chứng xách tay từ Nhật Bản.
Chị Nga cho hay, cô bạn có nói đây loại thuốc rất hữu hiệu với bệnh nhân tiểu đường, một tuần chỉ uống 1 viên, liên tục 20 viên, sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh cân bằng đường huyết, tránh biến chứng đáng sợ của tiểu đường. Nhưng giá thuốc khá chát khoảng 8 triệu đồng/hộp 20 viên.
Lướt qua các trang mạng, thông tin về các loại “thuốc đặc trị” tiểu đường xuất hiện nhan nhản.
Trên trang hangnhap….vn, giới thiệu về "thuốc đặc trị" tiểu đường xuất xứ Hàn Quốc, ngăn ngừa phòng chống bệnh tiểu đường được nhiều người dùng khen hiệu quả.
Theo lời quảng cáo, “thuốc dùng cho người mắc tiểu đường; người tiền tiểu đường và cả những người có nguy cơ cao.
Thuốc giúp giảm lượng đường trong máu, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giúp giảm lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa béo phì...".
Không chỉ các loại thuốc tây, nhiều loại viên tễ thuốc nam, thuốc đông y cũng được giới thiệu “đặc trị tiểu đường”.
Điển hình như nhà thuốc đông y gia truyền Dương Thị M… khẳng định chắc nịch trong phần quảng cáo “dứt điểm tiểu đường, cắt bỏ thuốc tây; Cam kết khỏi tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, mỡ máu, men gan, không tái lại. Chỉ 2 lần/ngày, đường huyết giảm vèo vèo, hết tê bì chân tay, tiểu nhiều về đêm. Tránh biến chứng tim mạch, tai biến, đột quỵ, thần kinh…"
BS. Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa Nội tiết, BV Nội tiết Trung ương cho hay, hiện nay có rất nhiều người dân nhầm tưởng rằng tiểu đường có thể chữa khỏi và tin vào nhiều nội dung quảng cáo không chính xác từ các trang mạng xã hội.
Trong khi, bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay dùng thuốc Tây y, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định.
Nguy kịch vì tự ý dùng thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng
Mới đây, tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhân N.T.T (63 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.
Theo người nhà, ông T vốn mắc tiểu đường đã 4 năm, sau khi nghe quảng cáo từ người quen có thuốc chữa tiểu đường rất tốt, đã có người nhà sử dụng. Sau mua và sử dụng thuốc gần 20 ngày, ông T xuất hiện đau bụng, nôn mửa, khó thở… vào viện điều trị hồi sức tích cực và lọc máu cấp cứu.
Điều đáng nói, qua kiểm nghiệm viên thuốc bệnh nhân uống đã tìm thấy thành phần phenformin, vốn bị cấm từ nhiều năm nay do độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người.
Còn tại BV Nhiệt đới Trung ương cũng từng tiếp nhận nhiều bệnh bỏ thuốc điều trị theo đơn bác sĩ, chuyển sang uống các loại thuốc được quảng cáo trên mạng. Như trường hợp N.V.T (58 tuổi, Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng đường huyết và huyết áp tăng cao, da niêm mạc phù nề, cơ thể mệt mỏi, hoạt động chậm.
Trước khi nhập viện, khoảng gần một tháng bệnh nhân tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sỹ và dùng thuốc nam được quảng cáo trên mạng với cam kết chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khỏi đâu chưa thấy, bệnh nhân cấp cứu với chỉ số đường huyết 17,6mmol/L và huyết áp 190/110mmhg, tràn dịch màng phổi hai bên…
Hàng năm vẫn ghi nhận các trường hợp nguy kịch, thậm chí tử vong do ngộ độc phenformin do người bệnh tự mua uống thuốc nam trị bệnh tiểu đường.
Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, việc sử dụng trái phép phenformin để sản xuất thuốc điều trị tiểu đường rất khó kiểm soát, thường được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Thuốc viên, thuốc tễ, thuốc hoàn gia truyền hoặc trong thực phẩm chức năng… Việc người bệnh mua thuốc theo mách bảo hoặc mua theo quảng cáo dẫn đến bệnh khó kiểm soát và khó khăn hơn trong điều trị.
"Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính dễ gây tâm lý nản với một số bệnh nhân, tuy nhiên bệnh có nhiều hậu quả và biến chứng nên cần điều trị và theo dõi chặt chẽ lâu dài về y học hiện đại kết hợp với tuân thủ về chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc.
Người dân cần cảnh giác và tránh xa trước các lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc, không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế", BS. Nguyên khuyến cáo.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID