Mạng xã hội Trung Quốc trầm trồ về 'ATM gạo' Việt Nam

14/04/2020 - Y tế 24h

Chủ đề máy phát gạo tự động của Việt Nam chiếm top 1 thịnh hành trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc với hàng chục triệu lượt đọc.

"Theo Reuters, Hoàng Tuấn Anh, một doanh nhân tại TP HCM, Việt Nam, đã phát minh ra máy ATM phát gạo miễn phí cho người dân 24/7. Dự định ban đầu của anh là phát 500 kg gạo mỗi ngày, nhưng giờ con số này đã lên 4-5 tấn" - đoạn mô tả ngắn về máy phát gạo của Việt Nam trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, đã thu hút gần 20 triệu lượt đọc sau 10 giờ đăng tải. Hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận khiến hashtag "Doanh nhân Việt Nam phát minh ATM gạo" lên top 1 thịnh hành trên Weibo sáng nay (14/4).

 

Nhiều người dùng Weibo cho biết, Trung Quốc đã có những cỗ máy tương tự hàng chục năm trước nhưng chẳng người dân nào dùng đến vì họ bán gạo bằng máy và đắt hơn nhiều siêu thị chứ không dùng để phát miễn phí. "Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Người dân ở đây cũng rất đoàn kết, nhìn cách họ xếp hàng chờ tới lượt xem. Không ai chen lấn, xô đẩy, rất văn minh", tài khoản Jingbao bình luận.

Một tài khoản khác khen người phát minh chiếc máy: "Anh ấy thật sự thông minh, mỗi lần đều phát một lượng gạo vừa đủ. Nếu nhiều quá người khác sẽ sinh lòng tham, vừa đủ là tốt nhất. Mỗi phần gạo có thể nuôi sống một gia đình năm người với hai bữa cơm no và ai cũng có phần trong thời điểm Covid-19 bùng phát".

Nhiều người dùng Weibo nói họ muốn xin visa Việt Nam, mỗi ngày họ sẽ đến xếp hàng để được phát gạo miễn phí. Một số người tỏ ra lo ngại: "Nếu ở quê tôi, cái máy này sẽ biến mất trong một tiếng. Mọi người sẽ ùa vào tranh giành nhau chứ không kiên nhẫn xếp hàng chờ". Nhiều comment khen ngợi ý thức của người xin gạo: "Đa số người nhận là người nghèo, họ rất tuân thủ quy định, họ đeo khẩu trang, đứng trên các vạch cách nhau 2 m. Không có tình trạng hỗn loạn, trộm cắp".

Máy phát gạo tự động bắt đầu vận hành từ 6/4. Sau một tuần xuất hiện, mô hình này đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng... Cơ chế hoạt động của máy khá đơn giản. Khi có người đứng trước camera bấm nút, van tự động sẽ mở, một lượng gạo khoảng 1,5 kg từ bồn chứa chảy xuống đường ống dẫn ra ngoài. Một nhân viên vận hành bên trong sẽ quan sát người nhận qua camera. Nếu người này không thật sự khó khăn, hoặc đến nhiều lần, người quan sát không bấm nút thì van gạo sẽ không mở.

Hoàng Tuấn Anh, người phát minh ra "ATM gạo" cho biết anh dự định lắp đặt khoảng 100 máy, đặt ở khắp Việt Nam. Sau khi dịch bệnh qua đi, anh có thể tặng lại máy cho các địa phương hoặc tổ chức thiện nguyện để dùng trong những việc khác chứ không chỉ là phát gạo.

Nguồn:https://vnexpress.net/mang-xa-hoi-trung-quoc-tram-tro-ve-atm-gao-viet-nam-4084357.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới