Miền Bắc chìm trong giá lạnh, gia tăng người cao tuổi nguy kịch nhập viện

Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến nhiều người già vốn mắc hen phế quản, COPD, giãn phế quản... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Số bệnh nhân mắc bệnh phổi nhập viện điều trị tăng trên 130%

Ghi nhận tại BV Phổi Trung ương, số ca nhập viện điều trị trong đợt lạnh tăng cao.

Tại Khoa Bệnh phổi mạn tính, bệnh nhân Hồ Văn Phới (65 tuổi, trú tại Thanh Hóa) nằm điều trị đã gần 2 tuần. Vốn mắc căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã 20 năm nhưng khoảng 1 năm gần đây, ông Phới thường phải tái khám hàng tháng tại bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, gần đây do thời tiết quá lạnh nên bệnh của ông Phới trở nặng, khó thở, gia đình đưa đi cấp cứu. Tại BV tuyến tỉnh, ông được chỉ định thở máy, đồng thời chuyển về BV Phổi Trung ương để điều trị.

 
 

“Bố tôi vào viện trong tình trạng khó thở, phải thở máy do khí CO2 trong phổi tăng cao, Oxy tụt, bác sĩ cho biết phải tách khí CO2 trong phổi... Sau khi được chuyển lên BV Phổi Trung ương và được các bác sĩ nỗ lực điều trị, hiện tình trạng của ông đã cải thiện rõ rệt, cai được máy thở và chỉ còn hỗ trợ thở ôxy”, chị Hoàng Thị Liên (con gái bệnh nhân Phới) chia sẻ.

Miền Bắc chìm trong giá lạnh, gia tăng người cao tuổi nguy kịch nhập viện

Miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến số bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp nhập viện tăng
Miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến số bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp nhập viện tăng

 

Tương tự, bệnh nhân Trần Văn Cộng (70 tuổi, trú tại Tây Hồ) cũng có bệnh nền COPD, thời tiết lạnh giá những ngày qua khiến bệnh của ông trở nặng, gia đình vội đưa vào cấp cứu tại BV Phổi Trung ương.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính, BV Phổi Trung ương cho biết: “Thời gian gần đây, thời tiết miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp nhập viện đều tăng ở tất các bệnh viện. Riêng tại khoa bệnh phổi mãn tính số lượng bệnh nhân liên quan mật thiết với các yếu tố môi trường số lượng bệnh nhân tới khám tăng rõ rệt.

Trước kia, khoa điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân nội trú/tháng, trong tháng vừa rồi số lượng bệnh nhân tăng lên 130% khoảng 250 bệnh nhân”.

BS. Thành giải thích, yếu tố thời tiết là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh sâu. Do phổi là cơ quan trực tiếp thông thương với môi trường bên ngoài khi chúng ta hít thở. Tất cả những sự thay đổi bên ngoài môi trường đều ảnh hưởng tới phổi.

Đặc biệt, đối với các trường hợp có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người có bệnh lý nền (mạn tính hô hấp – hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, suy giảm miễn dịch)… càng dễ bị tổn thương khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là trong thời tiết giá lạnh. Đa phần các trường hợp tới khám và phải nằm điều trị nội trú tại đầy đều nặng, nguy kịch, chủ yếu là người già, trẻ con.

“Ở khoa bệnh phổi mãn tính này, các bệnh nhân phải vào nhập viện, nhẹ thì thở oxy nặng phải thở máy. Đa số các bệnh nhân thoát đợt viêm cấp, được ra viện sau đợt điều trị, nhưng cũng có những bệnh nhân nặng phải đặt nội khí quản và có bệnh nhân tử vong.

Thường khuyên chúng tôi có 55 giường bệnh lúc nào cũng kín giường. Hiện có 15 bệnh nhân thở máy không xâm nhập, số còn lại phải thở oxy. Trên 25% bệnh nhân nặng và nguy kịch, đặc biệt thời điểm từ tháng 11 đến nay số bệnh nhân nặng tăng”, ông Thành cho biết thêm.

5 điều cần lưu ý để phòng bệnh mùa lạnh

Theo BS. Thành, phòng bệnh là quan trọng nhất. Phòng bệnh có những biện pháp đặc hiệu và các bệnh pháp không đặc hiệu, trong đó cần lưu ý:

Thứ nhất, đối với các trường hợp vốn có các bệnh lý nền cần phải quản lý bệnh tốt, theo sát chuyên khoa.

Thứ 2, mọi người cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt ở người cao tuổi thời điểm giao mùa cần phải ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ khoa học.

Thứ 3, người cao tuổi thường thức dậy vào đêm không cẩn thận sẽ bị nhiễm lạnh có thể gây lên các nhiễm trùng đường hô hấp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Với trẻ nhỏ, thời điểm đêm cũng cần chú ý, tránh để trẻ nhiễm lạnh dễ gây viêm phổi.

Thứ 4, tăng sức bảo vệ chủ động bằng việc tiêm vaccine phòng bệnh. Đối với bệnh nhân có bệnh lý nền và người không có bệnh lý nền trên 65 tuổi nên tiêm phòng vaccine cúm nhắc lại hàng năm, vaccine phế cầu. Đây là 2 loại vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gây tổn thương phổi.

Thứ 5, khi thời tiết lạnh giá mọi người đi ra ngoài cần phải giữ ấm cơ thể, lưu ý việc đeo khẩu trang vừa giúp tránh tác nhân lây qua đường hô hấp, vừa giữ ấm cơ thể.

“Ở những vùng quê thường xảy ra tình trạng sưởi ấm bằng các chất đốt củi than gây ngộ độc và tử vong rất thương tâm, do vậy, cần lưu ý sưởi ấm một cách an toàn”, BS. Thành khuyến cáo.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới