Nam bác sĩ 4 lần xét nghiệm mới ra Covid
Trường hợp đặc biệt nói trên là bệnh nhân 850, Đ.T.Đ., 40 tuổi, nam bác sĩ khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân sống trong cùng gia đình gồm bố mẹ vợ, vợ và 2 con.
Trong 2 ngày, 25- 26/7, bệnh nhân trực tại bệnh viện nhưng thường lệ. Ngày 26/7, sau khi ghi nhận ca bệnh 416, anh Đ. được lấy mẫu dịch hầu họng lần 1, xét nghiệm Realtime RT-PCR, cho kết quả âm với virus SARS-CoV-2.
Từ ngày 27/7 đến 10/8 (15 ngày), Bệnh viện Đà Nẵng bị phong tỏa nên anh Đ. được cách ly tại bệnh viện, tham gia làm việc tại khoa Hồi sức chống độc.
Trong thời gian này bệnh nhân chỉ tiếp xúc với các đồng nghiệp và bệnh nhân trong khoa, không về nhà, không tiếp xúc với những người trong gia đình và những người xung quanh nơi cư trú.
Trong thời gian này bệnh nhân tiếp xúc với các bệnh nhân 422, 423, 429 và 430.
Ngày 28/7 – 1/8, bệnh nhân tham gia chuyển bệnh nhân cấp cứu đến Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam.
Trong suốt quá trình làm việc tại khoa và chuyển bệnh cấp cứu, bệnh nhân đều mang trang phục phòng hộ và khẩu trang N95 khi tiếp xúc với các bệnh nhân và đồng nghiệp.
Ngày 3/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng lần 2, kết quả tiếp tục âm tính.
Ngày 9/8, anh Đ. bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ, không ho, không khó thở.
Hiện tại bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Anh Đ. là trường hợp nhân viên y tế thứ 25 tại nước ta mắc Covid-19 trong giai đoạn dịch mới, từ 25/7 đến nay. Trong giai đoạn trước đó, Việt Nam chỉ ghi nhận 2 bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương nhiễm bệnh.
Trước đó, Việt Nam cũng đã ghi nhận 5 bệnh nhân xét nghiệm PCR 2 lần đầu âm tính, lần 3 mới khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai (bệnh nhân 669), 1 điều dưỡng tại khoa Ngoại tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng (bệnh nhân 807).
Do có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, bệnh nhân 807 còn được đi sang tăng cường hỗ trợ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. 2 ngày sau, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính.
Theo giải thích của chuyên gia dịch tễ, kết quả xét nghiệm PCR khác nhau có thể liên quan đến 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất, do lượng virus trong người nhân lên chưa đủ để hiện kết quả dương tính; thứ hai, có thể do lấy mẫu không chuẩn nên mẫu bệnh phẩm không chứa virus; thứ ba, có thể liên quan đến trang thiết bị xét nghiệm và hoá chất xét nghiệm.
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy, khi nhiễm virus SARS-CoV-2 bệnh nhân ủ bệnh từ 1-14 ngày, trung bình là 3-7 ngày nhưng tại Vũ Hán, Trung Quốc từng có trường hợp ủ bệnh đến 24-25 ngày, do đó rất nhiều người dù không có triệu chứng nhưng vẫn lây bệnh trong thời kỳ ủ bệnh.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử