Ngỡ ung thư, không ngờ nhiễm ký sinh trùng

11:17 24/04/2023 - Y tế 24h
Nhiều bệnh nhân bị ngứa nhiều năm, đi khám nhiều nơi mà không xác định được căn nguyên, khi đến xét nghiệm mới phát hiện nhiễm giun chó, mèo.

Với các dấu hiệu xuất huyết, chảy máu cam, ngứa ngáy, thậm chí áp xe gan… không ít bệnh nhân ngỡ mình mắc ung thư máu, u gan mà không hề biết nguyên nhân do nhiễm giun đũa chó, mèo hoặc sán lá gan lớn.

Mất thị lực vì nhiễm giun đũa chó, mèo

Ngỡ ung thư, không ngờ nhiễm ký sinh trùng

Một bệnh nhân ngứa ngáy nghi ngờ nhiễm giun chó, mèo đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ
Một bệnh nhân ngứa ngáy nghi ngờ nhiễm giun chó, mèo đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ

 

Tìm đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau nhiều tháng đi khám ở nhiều nơi vẫn không hết những cơn ngứa ngáy khắp người, chị Nguyễn Thị Huyền (Bắc Ninh) cho hay: “Các nơi khám đều nói tôi viêm da cơ địa nên khó chữa dứt điểm. Mới hôm trước, hàng xóm sang chơi có gợi ý lên đây khám. Ai dè lên khám mới hay nhiễm giun chó, mèo”.

 
 

BS. Đặng Thị Thanh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đăng Văn Ngữ cho biết, rất nhiều bệnh nhân bị ngứa nhiều năm liền, đã đi khám nhiều nơi mà không xác định được căn nguyên, khi đến đây xét nghiệm mới phát hiện nhiễm giun đũa chó, mèo. Đa phần bệnh nhân có ký sinh trùng trên nền dị ứng.

“Nguyên nhân gây ngứa là do kháng thể ký sinh trùng trong máu, làm tăng nguy cơ dị ứng. Không chỉ gây ngứa, khi ấu trùng giun đũa chó, mèo di chuyển thì có thể tổn thương ở nhiều bộ phận trong cơ thể mà nó ký sinh”, BS. Thanh cho biết.

Theo BS. Thanh, ký sinh trùng như ấu trùng giun chó, mèo rất thường gặp, gây tổn thương một số cơ quan nội tạng khi nó ký sinh. Có nhiều trường hợp ấu trùng giun đũa chó làm tổn thương tế bào máu, gây hiện tượng xuất huyết, bầm tím dưới da hoặc chảy máu cam ở trẻ em.

Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân có dấu hiệu này trước tìm khi đến đây đều đi khám huyết học vì lo lắng dấu hiệu ung thư máu. Sau khi chuyên khoa huyết học kiểm tra, nghi ngờ ký sinh trùng thì được chuyển lại về đây điều trị. Các ca như vậy không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn ở người lớn.

“Chúng tôi đã từng tiếp nhận bệnh nhân mất thị lực vì nhiễm giun đũa chó, mèo. Đó là 1 bé gái 4 tuổi, ở Hòa Bình. Khi phát hiện ra một bên mắt bé nhìn mờ, gia đình cho đi khám ở Singapore, kết luận nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do ký sinh trùng, được chỉ định điều trị diệt ấu trùng giun chó.

Giai đoạn đầu, 1 mắt tổn thương nhưng vẫn nhìn được nên gia đình không để ý, khi trẻ tổn thương nhiều mới đưa đến khám, mắt đã giảm thị lực. Trường hợp này, chúng tôi chỉ điều trị để không bị lan sang mắt còn lại chứ không thể cứu lại thị lực như ban đầu”, BS. Thanh chia sẻ.

Tăng ca áp xe gan do sán lá gan lớn

Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông tin, trong 3 tháng đầu năm, bệnh viện điều trị cho 172 bệnh nhân áp xe gan do nhiễm sán lá gan lớn, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo BS.CK2 Đào Bách Khoa, Trưởng khoa Nhiễm A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, có 23 ca nhiễm sán lá gan lớn phải điều trị nội trú. Đáng lưu ý, có ca là thai phụ 24 tuổi, mang thai 28 tuần. Bệnh nhân được chuyển đến với dấu hiệu sốt nhẹ, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải và thượng vị…

BS. Đặng Thị Thanh, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, ngoài gây khối áp xe ở gan, sán lá gan lớn còn làm tổ ở vùng ngực, vú, bắp tay hay ngoài da vùng bụng: “Chúng tôi từng tiếp nhận bệnh nhân sán lá gan lớn lạc chỗ vùng ngực, tạo ổ áp xe. Ban đầu bệnh nhân chỉ nghĩ viêm mụn nhọt, sau tạo thành ổ viêm lớn, khi ổ viêm vỡ ra, còn gặp được con sán còn sống”.

Theo BS. Thanh, bệnh do nhiễm sán lá gan lớn thường biểu hiện thành hai giai đoạn. Giai đoạn sán đi qua gan, kéo dài khoảng 2 - 4 tháng, người bệnh thường đau bụng vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội. Các triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, một số ít có thể sốt kéo dài, sốt cao; mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân; cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn; nổi mề đay, sần da.

Đến giai đoạn sán trưởng thành ở ống mật, kéo dài nhiều năm, những biểu hiện lâm sàng gồm sốt, ăn không ngon, đau bụng. Một số trường hợp bị biến chứng tắc nghẽn đường mật với biểu hiện vàng da, sốt, đau bụng từng cơn.

Hiện, không có vaccine phòng ngừa bệnh do sán lá gan lớn, nhưng bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Các loại thuốc dự phòng giun sán trên thị trường hiện nay không có tác dụng với loại sán lá gan lớn, do mỗi loại giun sán sẽ được điều trị bằng thuốc phù hợp.

Để phòng bệnh do nhiễm ký sinh trùng, Bộ khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi, không ăn sống các rau thủy sinh, không uống nước lã. Các gia đình nuôi trâu, bò, chó, mèo cần định kỳ tẩy giun, sán nhằm tiêu diệt ký sinh trùng.

 

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm

Theo BS. Tạ Huy Hải, Khoa Điều trị, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ấu trùng giun đũa chó, mèo sẽ ký sinh vào đường ruột của chó, mèo. Trứng của chúng sẽ theo đường phân của chó, mèo ra ngoài môi trường và phát tán vào nguồn nước. Nếu không may uống nguồn nước bị nhiễm trứng giun hoặc ăn rau được tưới bằng nguồn nước này thì ai cũng có thể bị nhiễm.

Con người không phải vật chủ của giun đũa chó, mèo nên chúng không phát triển được thành dạng trưởng thành. Khi vào cơ thể người, giun đũa chó, mèo sẽ tách vỏ và thành nang ấu trùng trong máu, gọi là ấu trùng di chuyển.

Với ấu trùng giun đũa chó, mèo, quá trình điều trị bệnh thường kéo dài và do những ảnh hưởng của thuốc điều trị lên chức năng gan, chức năng thận nên bệnh nhân buộc phải có sự theo dõi của các bác sĩ.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới