Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Nhiều nguyên nhân kháng thuốc
Tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 40-60% ca bệnh có vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trước khi nhập viện. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng do kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch, tử vong do nhiễm trùng. Thậm chí, một số bệnh nhân nhiễm trùng với những vi khuẩn kháng tất cả.
Điển hình như trường hợp ông N.V.P (72 tuổi, ) vốn có bệnh nền tăng huyết áp được đưa tới bệnh viện trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp nặng, được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực để điều trị. Tuy nhiên, ông P sức khỏe ngày càng kém đi.
Kết quả xét nghiệm cho thấy ông P đã kháng tất cả các nhóm kháng sinh truyền thống, nếu không nhanh chóng tìm được kháng sinh mới, nguy cơ tử vong nhanh. Các bác sĩ nhanh chóng cấy máu, cấy đàm, giải trình tự gene để tìm kháng sinh mới phù hợp, may mắn sau đó bệnh nhân đã đáp ứng.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh như việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ gây nhờn thuốc, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm hay nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trong đó, việc tự ý dùng kháng sinh khi không cần thiết, hoặc sử dụng kháng sinh thế hệ cao ngay từ đầu, không sử dụng đúng liều lượng… là nguyên nhân chính khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phức tạp những năm qua. Thậm chí, kháng kháng sinh cũng xuất hiện ở cả ở đối tượng bệnh nhi.
Khó điều trị
Thống kê của WHO cho thấy, vì kháng kháng sinh nên nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được.
Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực và đóng góp cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc chung trên toàn thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn
Sau đại dịch Covid-19, tình trạng kháng kháng sinh lại càng phức tạp hơn do việc sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát trong đại dịch. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, điều này còn có thể dẫn tới tình trạng không còn kháng sinh để điều trị trong tương lai.
Kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Điều tồi tệ nhất khi bệnh nhân bị vi khuẩn đa kháng thuốc xâm nhập dẫn đến việc điều trị thuốc kháng sinh không còn tác dụng, nguy cơ tử vong cao vì suy đa tạng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…
Nỗ lực làm chậm sự tiến triển kháng thuốc
Theo PGS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, trên cơ sở Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Y tế xây dựng "Kế hoạch hành động Phòng chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025".
Kế hoạch này nhằm làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm; đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm.
Theo ông Thuấn, chiến lược đặt ra mục tiêu nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, nhân viên thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc. Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, bà mẹ đạt ít nhất là 50% và ở nhân viên y tế đạt ít nhất là 60%.
Đồng thời, củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật. Trong đó, chiến lược đề ra chỉ tiêu 50% số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và tại mỗi tỉnh, thành phố ít nhất 1 bệnh viện tham gia; nâng cao năng lực cho 3 phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về kháng thuốc và triển khai giám sát kháng thuốc của các vi sinh vật trong cộng đồng vào năm 2025.
Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc. Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc tại bệnh viện trực thuộc các bộ, bệnh viện tỉnh, thành phố đạt 40%; các bệnh viện quận, huyện đạt 15%.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nguoi-benh-nguy-hiem-tinh-mang-vi-khang-thuoc-192241121225229998.htm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID