Người Việt vào top 4 chiều cao Đông Nam Á

Theo VnExpress 08/01/2021 - Y tế 24h
Chiều cao trung bình của nam tăng 3,7 cm, nữ tăng 2,6 cm trong mười năm qua, đưa tầm vóc người Việt lên đáng kể, đứng thứ tư ở Đông Nam Á.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, nữ 156,2 cm. Khảo sát được Bộ Y tế tiến hành trên thanh niên sinh đầu những năm 2000, khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện đầy đủ hơn trước.

So với các nước trong Đông Nam Á, chiều cao của người Việt hiện giờ chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trước đây 10 năm, người Việt đứng gần bét trong khu vực, chỉ nhỉnh hơn người Indonesia và Philippines.

Ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên giai đoạn 1955-1995.

"Chiều cao người Việt đã có sự vươn lên đáng kể so với 10 năm trước", ông Sơn nói.

Trẻ em gái ở Việt Nam, cùng với Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và một số nước Trung Á, được đánh giá có sự phát triển cơ thể lành mạnh nhất trong 35 năm qua, theo một báo cáo trên Tạp chí y khoa Lancet (Anh) tháng 11 vừa rồi. Những nhóm trẻ này có sự tăng trưởng chiều cao hơn nhiều so với chỉ số khối cơ thể.

Các thanh niên tuổi 18 ở Hà Nội, mùa hè 2020. Ảnh: Tùng Đinh
Các thanh niên tuổi 18 ở Hà Nội, mùa hè 2020. Ảnh: Tùng Đinh

 

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thành quả tăng trưởng tầm vóc "đáng khích lệ" này đạt được nhờ Chương trình Sức khỏe Việt Nam bước đầu triển khai hiệu quả.

Ông Sơn cũng cho rằng thành quả này đến từ những can thiệp Việt Nam đã triển khai liên tục hơn 20 năm qua "chứ không phải là thành tích trong ngắn hạn".

Tầm vóc của con người ảnh hưởng mạnh nhất là ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (9 tháng mang thai và hai năm đầu đời), giai đoạn tiền học đường và dậy thì. Trên cơ sở đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai từ năm 1998 do Viện Dinh dưỡng chủ trì, can thiệp về dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, can thiệp bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, dinh dưỡng học đường... Từ năm 2000 đến nay, các số liệu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em liên tục cho thấy dinh dưỡng của trẻ nhỏ cải thiện theo hướng tích cực sau mỗi năm.

"Kết quả điều tra mới nhất cũng cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới", ông Sơn cho biết.

Để duy trì đà tăng tích cực này, ông Sơn cho rằng cần tiếp tục các biện pháp can thiệp hỗ trợ tầm vóc người Việt trong những năm tới, tránh tình trạng đầu tư ngắn hạn, bỏ quên các chương trình sức khỏe khi thành công bước đầu.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới