Những bất thường khi làm "chuyện ấy" có thể báo hiệu bệnh tiểu đường

03:20 30/06/2023 - Y tế 24h
Bên cạnh các triệu chứng dễ nhận biết như khát nước, mệt mỏi, giảm cân và nhìn mờ, bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng thầm lặng khác.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới. Theo số liệu từ Tổ chức thế giới (WHO), số người mắc bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên 422 triệu người vào năm 2014.

Những bất thường khi làm "chuyện ấy" có thể báo hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới.

Thế nhưng, nhiều người không biết mình mắc bệnh vì các triệu chứng đôi khi rất khó nhận biết.

Bệnh tiểu đường loại 2 - xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc các tế bào không phản ứng đúng với insulin - phổ biến hơn so với tiểu đường loại 1.

 
 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không được chẩn đoán bệnh trong nhiều năm.

Bên cạnh các triệu chứng dễ nhận biết như: khát nước, mệt mỏi, giảm cân và nhìn mờ, bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng thầm lặng khác. Một số triệu chứng đó có thể được phát hiện khi quan hệ tình dục.

1. Rối loạn chức năng tình dục

Đối với nhiều nam giới mắc bệnh tiểu đường loại 2, rối loạn cương dương có thể là một triệu chứng khó chịu nhưng phổ biến.

Lượng đường trong máu cao có thể phá hủy các dây thần kinh và mạch máu dẫn máu đến dương vật, khiến nam giới khó đạt được sự cương cứng khi quan hệ tình dục.

Nhưng rối loạn chức năng tình dục cũng có thể xảy ra ở phụ nữ, dẫn đến giảm ham muốn và bôi trơn.

Tuy nhiên, những khó khăn về tình dục mà phụ nữ mắc bệnh tiểu đường gặp phải ít được nghiên cứu kỹ hơn.

Những bất thường khi làm "chuyện ấy" có thể báo hiệu bệnh tiểu đường

Một số các triệu chứng tiểu đường có thể được phát hiện khi quan hệ tình dục. (Ảnh minh họa)
Một số các triệu chứng tiểu đường có thể được phát hiện khi quan hệ tình dục. (Ảnh minh họa)

 

2. Da cổ sẫm màu hơn

Nếu bạn có các mảng sẫm màu trên da, đặc biệt là trên cổ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Các mảng sẫm màu này có thể lớn hoặc chỉ xuất hiện ở các nếp gấp trên da. Vùng da quanh cổ cũng có thể cảm giác dày hơn.

Bạn cũng có thể nhận thấy các mảng sẫm màu ở nách hoặc háng - tình trạng này được gọi là bệnh gai đen.

3. Nhiễm trùng tái phát

Mắc bệnh tiểu đường cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Quá nhiều đường trong máu có thể khiến các tế bào bạch cầu gặp khó khăn khi di chuyển xuống dòng máu. Điều này có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.

Bạn có thể thường xuyên bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng nấm, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng da.

4. Tâm trạng thay đổi

Bạn đột nhiên trở nên ủ rũ và cáu kỉnh hơn?

Những thay đổi trong tâm trạng có thể là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường không được điều trị có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng lượng đường trong máu, do đó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

5. Hơi thở có mùi trái cây

Hơi thở có mùi trái cây là một dấu hiệu khác của bệnh.

Được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường, điều này xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin để tạo năng lượng hay để phá vỡ các tế bào mỡ để lấy năng lượng.

Quá trình này tạo ra một loại axit được gọi là ketones và gây ra hơi thở có mùi trái cây.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) mô tả hơi thở "trái cây" có mùi giống như kẹo vị lê hoặc sơn móng tay.

6. Tay chân đau nhức

Khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương thần kinh, bạn có thể bị các biến chứng như đau hoặc chuột rút.

Cơn đau này có thể xảy ra ở chân hoặc bàn chân, hoặc bạn có thể có cảm giác ngứa ran, nóng rát hoặc tê ở chân tay.

Các dấu hiệu tiểu đường phổ biến khác

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường, bao gồm: cảm thấy rất khát nước; đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm; cảm thấy rất mệt mỏi; giảm cân và mất số lượng lớn cơ bắp; ngứa xung quanh dương vật hoặc âm đạo, hoặc thường xuyên bị nấm miệng; nhìn mờ.

Bệnh tiểu đường loại 1 có thể phát triển rất nhanh trong vài tuần hoặc vài ngày và thường gây sụt cân nhiều hơn so với loại 2. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong nhiều năm mà không biết vì các triệu chứng ban đầu khá chung chung hoặc không có triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới