Nobel Y học 2019 xướng tên ba nhà khoa học Mỹ và Anh
Viện Karolinska cho biết, Tiến sĩ William G. Kaelin Jr. thuộc Đại học Harvard, Gregg L. Semenza thuộc Đại học Johns Hopkins và Peter J. Ratcliffe tại Học viện Francis Crick ở Anh và Đại học Oxford sẽ chia sẻ giải thưởng tiền mặt trị giá 9 triệu kronor (tương đương 918.000 USD).
Đây là giải thưởng thứ 110 trong hạng mục Nobel Y học được trao từ năm 1901.
Theo Ủy ban Noel, công trình của ba nhà khoa học đã giúp mở rộng kiến thức của chúng ta về cách phản ứng sinh lý của cơ thể con người. Ba nhà khoa học đã xác định được cơ chế sinh học điều chỉnh bộ gen phản ứng với các mức độ thay đổi oxy như thế nào. Phản ứng đó là chìa khóa cho những cơ chế như sản xuất tế bào hồng cầu, tạo ra các mạch máu mới và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Ủy ban Nobel cho biết, các nhà khoa học đang tập trung phát triển các loại thuốc có thể điều trị bệnh bằng cách kích hoạt hoặc chặn cơ chế cảm biến oxy của cơ thể.
Thí dụ, phản ứng oxy bị tấn công bởi các tế bào ung thư, những tế bào kích thích sự hình thành các mạch máu để giúp chúng phát triển. Và những người bị suy thận thường được điều trị nội tiết tố cho bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, công trình mới của ba nhà khoa học vừa được nhận giải đã chỉ ra hướng của các điều trị mới, Chuyên gia Nils-Goran Larsson thuộc ủy ban Nobel nhận định.
Tin vui đến với nhà khoa học Kaelin vào sáng sớm khi ông còn trong giấc ngủ. Khi nhận được chuông điện thoại, ông cảm thấy như một giấc mơ. Tiến sĩ Kaelin cho hay ông chưa chắc chắn về việc sử dụng khoản tiền thưởng nhưng chắc chắn sẽ dùng vào một việc chính đáng.
Còn nhà khoa học Ratcliffe chia sẻ khi bắt đầu nghiên cứu, ông cũng không nghĩ tới công trình sẽ mang tới kết quả này. Nhà khoa học Ratcliffe nói thêm, tác động của oxy lên các tế bào “không phải lúc nào cũng là một lĩnh vực hợp thời để nghiên cứu và một số người đã nghi ngờ chúng trong suốt quá trình (nghiên cứu)”.
Năm ngoái, nhà khoa học James Allison của Mỹ và nhà khoa học Tasuku Honjo của Nhật Bản đã giành giải thưởng Nobel Y học 2018 nhờ công trình trị liệu miễn dịch, kích hoạt hệ thống tự vệ của cơ thể để chống lại các khối u.
Đây cũng là giải Nobel đầu tiên được công bố trong mùa công bố giải Nobel hằng năm. Tiếp đó sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý vào ngày 8-10, Nobel Hóa học ngày 9-10, Nobel Văn học ngày 10-10, Nobel Hòa bình ngày 11-10 và Nobel Kinh tế vào ngày 14-10.
Năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ công bố hai người thắng cuộc giải Nobel Văn học năm 2018 và 2019 để bù cho giải Nobel Văn học năm ngoái không được công bố do vụ bê bối tình dục chưa từng có trong lịch sử, dẫn đến một loạt đơn từ chức được gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Thụy Điển.
Người sáng lập giải thưởng Alfred Nobel - một nhà công nghiệp Thụy Điển và là người phát minh ra thuốc nổ - đã quyết định các giải thưởng vật lý, hóa học, y học và văn học nên được trao ở Stockholm, và giải thưởng hòa bình ở Oslo. Ông cũng chỉ định các tổ chức chịu trách nhiệm cho các giải thưởng: Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải thưởng Nobel về Vật lý và Hóa học; Viện Karolinska chịu trách nhiệm cho giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học; Học viện Thụy Điển chọn giải thưởng Nobel về văn học; và một ủy ban gồm năm người được bầu bởi Quốc hội Na Uy quyết định ai sẽ giành giải Nobel Hòa bình.
Giải thưởng kinh tế - được chính thức gọi là Giải thưởng Ngân hàng Thụy Điển về Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel - không phải do Nobel tạo ra, mà bởi Riksbanken, ngân hàng trung ương của Thụy Điển, vào năm 1968. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển được giao nhiệm vụ chọn người chiến thắng.
Những người đoạt giải sẽ nhận được giải thưởng tại trong các buổi lễ trang trong ở Stockholm và Oslo vào ngày 10-12, ngày kỷ niệm ngày mất của của Alfred Nobel vào năm 1896.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ