Nối chân đứt lìa cho người đàn ông bị chém

Theo VnExpress 08:00 01/12/2020 - Y tế 24h
TP HCM - Người đàn ông 51 tuổi, ở Bình Phước, bị người lạ xông vào nhà chém gần đứt lìa chân trái.

Vợ bệnh nhân, bà Vũ Thị Phượng, 49 tuổi, kể trưa 28/11 khi bà nghỉ trưa ở trong phòng thì nghe tiếng chồng kêu cứu từ phòng khách. Chạy tới nơi, chồng đã gục ngã trên nền nhà, chân chảy rất nhiều máu. Bà hô hoán, nhờ hàng xóm sơ cứu vết thương cho chồng và chuyển ông đến bệnh viện huyện Phú Riềng cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Quân y 175, TP HCM.

Bác sĩ Phạm Xuân Tuấn, khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, cho biết bệnh nhân nhập viện chiều cùng ngày đã sốc mất máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp và mạch tụt. Cẳng chân trái gần đứt lìa chỉ còn dính chút da nhỏ, ngón cái bàn tay trái bị đứt hở.

Bệnh viện đã kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện (Code red), đưa người bệnh vào phòng mổ khẩn. Sau hai giờ vi phẫu, nối lại toàn bộ các mạch máu từ lớn đến li ti, nối gân cơ đứt và cố định xương, bệnh nhân đã thoát nguy kịch.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, còn sốt. Chân trái đã được tưới máu trở lại, các ngón cử động nhẹ, tiên lượng hồi phục.

Bệnh nhân tạm thời đã ổn định nhưng cần theo dõi vết thương sát sao và điều trị lâu dài. Ảnh: Thư Anh.
Bệnh nhân tạm thời đã ổn định nhưng cần theo dõi vết thương sát sao và điều trị lâu dài. Ảnh: Thư Anh.

Theo bác sĩ Trần Đức Tài, Phó chủ nhiệm khoa Chi dưới, bệnh nhân đến viện ở giờ thứ 6 sau tai nạn. Phần chân đứt bị tím tái do buộc garo chặt trong thời gian dài, dẫn đến thiếu máu nặng. May mắn, bệnh nhân không mắc các bệnh mạn tính nên quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử thứ phát vùng cơ, phần mềm và xương sau nối vẫn thường trực.

"Đây là thời điểm quan trọng. Bệnh nhân cần điều trị kháng sinh thật tốt, dẫn lưu triệt để mới thực sự cứu được phần đã nối. Sau khi bệnh nhân ổn định, một tháng tới sẽ tháo phần nẹp kim loại cố định bên ngoài, chuyển sang khoa Chấn thương chỉnh hình để kết xương bên trong", bác sĩ Tài nói.

Trong trường hợp xảy ra tai nạn đứt chi thể, cần sơ cấp cứu nạn nhân đúng cách, garo cầm máu và cố định phần chi đứt, tránh chảy máu ồ ạt, sau đó đưa ngay đến viện cấp cứu. Mỗi một giờ phải nới lỏng garo một lần, khoảng 15 phút để nguồn máu đến chi đứt không bị cắt hoàn toàn. Thời gian "vàng" để nối cứu chi thể bị đứt là 6 giờ. Để càng lâu, nguy cơ hoại tử càng cao, khả năng thành công càng thấp, bác sĩ Tài khuyến cáo.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới