'Phần thưởng' với bác sĩ diệt nCoV

Theo VnExpress 08:57 19/04/2020 - Y tế 24h
Ở góc sảnh trước của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai và bệnh nhân vui vẻ trao nhau cái ôm từ xa.

"Em mong khi dịch bệnh kết thúc sẽ gặp lại và ôm chị thật chặt", bệnh nhân nữ nói, giang rộng đôi tay tạo thành hình vòng cung, tưởng tượng đang được ôm bác sĩ. Đáp lại, bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cũng giang rộng đôi tay. Họ chỉ gặp nhau vài phút ngắn ngủi sau lễ công bố khỏi bệnh chiều 17/4.

Đây là lần đầu tiên bác sĩ Phương Mai được trao một cái ôm từ xa để động viên tinh thần chống dịch. "Chúng tôi chủ yếu trao đổi với bệnh nhân qua điện thoại nên quá trình điều trị không có thời gian tiếp xúc nhiều", bác sĩ Phương Mai giải thích trong lúc dõi theo bệnh nhân đi tới khu vực cách ly mới.

Bác sĩ Phương Mai (bên trái) trao cái ôm từ xa với
Bác sĩ Phương Mai (bên trái) trao cái ôm từ xa với "bệnh nhân 183" chiều 17/4. Ảnh: Hoàng Anh.

"Các bệnh nhân khác cũng rất tình cảm và sẵn sàng chia sẻ", đôi mắt bác sĩ Phương Mai lấp lánh. Có bệnh nhân du học sinh chưa bao giờ phàn nàn với bác sĩ về thức ăn hoặc quá trình chữa bệnh. Cuộc gọi duy nhất đến bác sĩ Mai là đề xuất hiến huyết tương cho việc thử nghiệm điều trị nCoV bằng kháng thể của người đã khỏi bệnh.   

"Bạn ấy nói sẵn sàng hiến máu để giúp chữa bệnh cho người khác nếu phù hợp. Tôi xúc động lắm. Câu nói đó động viên chúng tôi rất nhiều, cho thấy không chỉ có bác sĩ đang hy sinh vì bệnh nhân mà cả cộng đồng cũng cùng quan tâm, cùng tham gia vào cuộc chiến Covid-19", bác sĩ nói, nét mặt giãn ra.   

Sau lễ ra viện chiều 17/4, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp còn điều trị khoảng 20 bệnh nhân. Các nhân viên y tế của khoa tiếp tục chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm ba bác sĩ và 8 điều dưỡng, làm việc trong 14 ngày, sau đó nghỉ, thay cho nhóm kia. Mỗi ca trực của nhóm kéo dài tới 12 giờ. 

Tại khoa Cấp cứu, mỗi ca trực kéo dài 8 tiếng, công việc nặng nhọc hơn. Nhân viên y tế phải làm nhiều việc như theo dõi thở oxy, hút đờm cho bệnh nhân thở máy, chống lở loét khi người bệnh phải nằm lâu... "Nếu bệnh nhân không hợp tác và động viên, công việc sẽ rất khó khăn", chị cho biết.

"Các thầy thuốc không giàu tiền, chỉ giàu tình cảm thôi, thì mới gắn bó với nghề lâu dài. Nếu chỉ vì tiền, không ai chấp nhận nguy hiểm để cứu người", bác sĩ Phương Mai nói.

Đôi mắt bác sĩ Phương Mai lấp lánh niềm vui khi nói về các bệnh nhân khỏi Covid-19. Ảnh: Hoàng Anh.
Đôi mắt bác sĩ Phương Mai lấp lánh niềm vui khi nói về các bệnh nhân khỏi Covid-19. Ảnh: Hoàng Anh.

 

Chi Lê

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới