Phát hiện sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ chưa dậy thì

Theo NhanDan 06:14 21/06/2022 - Y tế 24h
Chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng (GH) là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết.
Trẻ khám tầm soát tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Trẻ khám tầm soát tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Bé N.H.T (11 tuổi) có chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ngay từ những khi bé 2 tuổi, phụ huynh đã nhận thấy điều này và cho bé tăng cường dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, do không thấy sự thay đổi ở bé, phụ huynh cho bé thăm khám nhi ở một số bệnh viện lớn tại thành phố, thậm chí từng sang Singapore nhưng không tìm ra được nguyên nhân.

Từ năm 2019, sau 1 năm 4 tháng đưa con đến điều trị chậm cao do thiếu GH tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh, bé đã tăng thêm 14cm. Hiện tại, bé vẫn đang tiếp tục điều trị và được theo dõi chiều cao, sự phát triển thể chất đều đặn. 

Bé T.G.H (7 tuổi) điều trị GH từ năm 7 tuổi. Thời điểm bắt đầu điều trị bé cao 113cm, nặng 26kg. Từ năm 4 tuổi, chiều cao bé tăng rất chậm (3-4cm/ năm), luôn thấp nhất lớp. Bé có chỉ định điều trị GH và điều trị liên tục trong 6 năm.

Khi bé 13 tuổi, bé xuất hiện dấu hiệu dậy thì và gia đình quyết định ngưng điều trị. Thời điểm ngưng điều trị chiều cao của bé là 155cm, nằm trong mức trung bình so với tuổi (trung bình bé tăng 7-8cm/ năm). Sau dậy thì 1 năm, chiều cao bé đạt được là 165 cm….

TS, BS Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao 48-52cm, trong năm đầu bé tăng khoảng 20-25cm, sang năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 10 cm, năm thứ 4 tăng 7cm.

Từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Từ năm 4-11 tuổi, trẻ sẽ tăng trung bình 4-6cm/năm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm. 

Có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, hormone tăng trưởng (GH)… Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi được.

Riêng trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu GH, theo thống kê, trên thế giới, ước tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/3000-1/4.000 nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết. 

"Nếu không được điều trị, trẻ thiếu GH có chiều cao trung bình chỉ từ 135-145 cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sau này của trẻ mà còn có thể khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng vì sự mặc cảm, tự ti khi so với bạn bè đồng trang lứa", bác sĩ Phương nói. 

Theo bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cách tốt nhất để phát hiện chậm tăng trưởng chiều cao là đo chiều cao hàng tháng và dựa vào biểu đồ tăng trưởng. Nếu đường cong biểu diễn chiều cao nằm ngang hoặc đi xuống thì phụ huynh cần cho trẻ thăm khám ngay.

"Nếu trẻ chậm cao do thiếu GH, việc điều trị cần được thực hiện sớm, tốt nhất là trong giai đoạn từ 4-13 tuổi. Nếu để qua tuổi dậy thì, thường là sau 13 tuổi, khi các sụn xương trẻ đóng lại, việc điều trị sẽ không còn hiệu quả nữa", bác sĩ Ngọc Anh cho hay.

Mục tiêu của điều trị thiếu GH là giúp trẻ tăng chiều cao càng gần mức bình thường càng tốt. Với trẻ chậm cao do thiếu GH, nếu điều trị sớm, có thể bắt kịp tăng trưởng của các trẻ bình thường và hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ.

Hiện tại, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng đang điều trị cho khoảng hơn 100 trẻ chậm tăng trưởng do thiếu GH.

Từ ngày 25/6 đến ngày 17/7, Khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổ chức chương trình “Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em” (đăng ký theo hotline 0983 369 597).

Đây là chương trình hỗ trợ tầm soát miễn phí cho tất cả các trẻ em chưa dậy thì có nghi ngờ chiều cao thấp hơn so với độ tuổi, nhằm giúp phát hiện sớm và theo dõi các bất thường về tăng trưởng chiều cao ở trẻ, đặc biệt do thiếu hormone tăng trưởng.

Phụ huynh nếu có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển chiều cao ở trẻ, có thể đưa trẻ đến khám để được các bác sĩ chẩn đoán, phát hiện sớm; từ đó có hướng điều trị kịp thời, giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả đến khi trưởng thành. 

Bắt đầu được triển khai từ năm 2017, tính đến nay, chương trình đã tầm soát miễn phí cho hơn 1.700 trẻ. Tổng số trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng là hơn 140 trẻ. Trong năm nay, chương trình dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng hơn 200 trẻ đến thăm khám.

TS, BS Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, qua các năm triển khai chương trình, nhận thức của phụ huynh về các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ, đặc biệt do thiếu hormone tăng trưởng dần được cải thiện.

Việc phụ huynh cho trẻ tầm soát để có thể sớm tìm được nguyên nhân, từ đó được định hướng điều trị đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả, tự tin hơn trong cuộc sống sau này.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới