Quyền Bộ trưởng Y tế: 'Chống bạch hầu như Covid-19'

Theo VnExpress 09:49 08/07/2020 - Y tế 24h
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tiêm chủng diện rộng, lập các tổ công tác về nằm vùng ở tỉnh có dịch bạch hầu, nhằm dập dịch nhanh chóng.

Ông Long nhận định tình hình bệnh bạch hầu hiện có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước: số các mắc gấp ba, bệnh xuất hiện ở nhiều nơi hơn, bệnh nhân mọi lứa tuổi không chỉ trẻ em. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong hiện nay khá cao.

"Cần tập trung hết sức phòng chống bệnh bạch hầu như đã cố gắng phòng chống dịch Covid-19", ông Long nhấn mạnh.

Ngành y tế sẽ triển khai chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng, cho người từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ em tiêm vaccine 3 trong 1, còn với người lớn tiêm vaccine Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).

"Đây là việc cấp bách. Phải tiêm diện rộng mới giải quyết được bài toán bạch hầu", ông nói.

Việt Nam có đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu, người được ưu tiên tiêm chủng hiện nay là dân ở vùng có dịch, sau đó tới các tỉnh có nguy cơ. Bộ Y tế tổ chức tập huấn cán bộ y tế ở tỉnh có dịch, lập các tổ công tác điều trị "nằm vùng", rà soát lại phác đồ điều trị, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, đề nghị bổ sung kinh phí cho chương trình tiêm chủng mở rộng, khởi động lại chương trình truy vết, xem lại toàn bộ yếu tố dịch tễ của khu vực này, cài ứng dụng bảo vệ cộng đồng, phòng chống dịch.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thông báo từ đầu năm tới chiều nay, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 63 ca dương tính với bạch hầu (tăng 10 ca so với ngày 6/7). Đến tối, số ca đã tăng lên 65.

Đăk Lak là tỉnh mới nhất ghi nhận ca mắc. Tỉnh Đăk Nông thêm 4 ca, nâng tổng số ca lên 25. Tỉnh Gia Lai 16 ca. Tỉnh Kon Tum 23.

"Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ khoảng 6%", ông Tấn nói.

Ba em bé tử vong đều ở vùng sâu, là ca xuất hiện lần đầu tại địa phương sau 16 năm, và được phát hiện muộn nên bị biến chứng do bạch hầu.

Các chuyên gia về điều trị và dự phòng đề nghị tổ chức cấp cứu tại chỗ, tránh chuyển viện gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là viêm cơ tim, suy tim, gây ngừng tim... nên trong điều trị cần chú trọng đến công tác hồi sức tim mạch.

Ông Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp về phòng, chống bệnh bạch hầu, chiều 7/7. Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp về phòng, chống bệnh bạch hầu, chiều 7/7. Ảnh: V.T

Bạch hầu là bệnh lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, qua tiếp xúc trực tiếp người bệnh. Bệnh này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong 5-7%, có vùng tới 20%, chủ yếu do biến chứng của bệnh. Bệnh này có vacccine và thuốc điều trị đặc hiệu.

Dự kiến ngày 10/7, Bộ Y tế phát động Chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng phòng chống bệnh, trong đó có bạch hầu, nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng phòng chống dịch bệnh..

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới