Sản phẩm Res-1000 quảng cáo "nổ" chống tái phát di căn ung thư
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin, trong thời gian vừa qua trên website sau: https://itppharma.com/tokyo-res-1000/;https://thuoctot24h.com/tokyo-supplement-res1000-tang-suc-de-khang-nhat-ban.html; https://tiki.vn/thuc-pham-danh-cho-nguoi-lon-tokyo-res-1000-p40744270.html; https://tokyores1000.com/tokyo-res-1000-la-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này do Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc (Địa chỉ DV22-LK259 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Ngoài các website trên, sản phẩm này còn được quảng cáo trên MXH với nội dung thổi phồng khiến người bệnh hiểu lầm "như thuốc chữa bệnh", cụ thể "Tokyo Res-1000 chứa hoạt chất sinh học Beta Glucan 1-3 lên tới 47,6%/1G. Một hoạt chất theo viện ung thư Hoa Kỳ định nghĩa làm tăng cường số lượng tế bào miễn dịch NK -T, tăng số lượng các đại thực bào nhằm ức chế sự tăng sinh mạch và tiêu diệt tế bào ung thư"... hay "Tokyo Res -1000 hỗ trợ điều trị ung thư - Chống tái phát di căn"...
Được biết, nhằm siết chặt việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngày 21/5, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế; Bộ Thông tin và Truyền thông truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý vi phạm quảng cáo sai sự thật các loại sản phẩm này. Theo đó, yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có giải pháp phù hợp, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Theo PGS.TS.Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thời gian qua Cục ATTP cũng như các cơ quan chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt xử lý các đơn vị sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng, lợi dụng hình ảnh cá nhân, tổ chức có uy tín để mượn danh quảng cáo, quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép... vẫn rất phổ biến.
Uyên Vũ - Báo Giao thông
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử