Sáng 4/9 không thêm ca nhiễm nCoV

Theo VnExpress 09:07 04/09/2020 - Y tế 24h
Bộ Y tế sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV. Tổng số ca nhiễm từ đầu dịch là 1.046.

Như vậy, 24 giờ qua không ca nhiễm mới, 9 người khỏi bệnh, một bệnh nhân tử vong. Tổng số người khỏi bệnh 755. Số người tử vong do Covid-19 là 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.

Đến nay ghi nhận tổng cộng 691 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 551.

Trong các bệnh nhân đang điều trị, 24 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, 53 người âm tính lần hai và 23 người âm tính lần ba.

8 trường hợp lâm sàng nặng và nguy kịch, trong đó 5 người phải thở máy xâm nhập, hai người chạy ECMO. Hầu hết số bệnh nhân nặng đều lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 hôm ngày 3/9, các chuyên gia đánh giá Việt Nam đã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống Covid-19, trong đó có vai trò quan trọng của công tác xét nghiệm, nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm, trang thiết bị y tế. Đến nay, với quy mô dân số gần 100 triệu, nhưng tổng chi phí chống dịch của Việt Nam chưa đến 400 triệu USD. Việt Nam không chỉ ngăn chặn dịch hiệu quả mà còn là "một trong những nước chống dịch tiết kiệm nhất".

Thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra phải bảo đảm mục tiêu kép là vừa chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu kép này, các chuyên gia nhấn mạnh phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu, nơi công cộng đông người để đẩy nhanh việc sàng lọc, phát hiện ca bệnh, không để sót, lọt ca nhiễm nCoV. 

Trên thế giới, nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... đã xét nghiệm nhanh để quản lý người nhập cảnh tại sân bay.

Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đánh giá chiến lược xét nghiệm trong thời gian tới sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí.

Hiện, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là hơn 61.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện gần 1.000; cách ly tập trung hơn 15.000, còn lại ở nhà, nơi lưu trú.

Thế giới ghi nhận hơn 26,4 triệu người mắc Covid-19, hơn 872.000 người tử vong. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca nhiễm và số tử vong cao nhất.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới