Sốc nhiễm trùng do thủng trực tràng

Theo VnExpress 05/09/2020 - Y tế 24h
Nữ bệnh nhân 63 tuổi, quê Đồng Nai, thủng thực tràng, phân chứa đầy phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc, nguy cơ tử vong 90%.

Bệnh nhân bị rối loạn vận động, nằm tại giường 5 năm nay, thường xuyên táo bón. Một ngày trước khi nhập viện, bà mệt, buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ, đau bụng. Gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) ngày 18/8 trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, khó thở, vô niệu, huyết áp tụt.

Các bác sĩ xác định bệnh nhân choáng nhiễm trùng nặng từ đường tiêu hóa. CT Scan bụng phát hiện chỗ vỡ trực tràng, khí và hơi tự do ổ bụng. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm độc do vỡ trực tràng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khoa, Khoa Ngoại Tổng quát, cho biết trường hợp này rất nặng, tình huống gay cấn và khẩn trương. "Bệnh nhân thủng trực tràng, phân đầy phúc mạc, đến bệnh viện trễ sau 24 giờ, nguy cơ tử vong có thể lên đến 80-90%", bác sĩ Khoa phân tích. Nguy cơ tử vong được đánh giá theo các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, y văn.

Bệnh nhân rối loạn vận động, đang sử dụng hai loại thuốc vận mạch mới duy trì được huyết áp. Theo bác sĩ Khoa, vấn đề đặt ra là có mổ hay không. Nếu mổ, không tránh khỏi khả năng tử vong trên bàn mổ. "Khi trao đổi với gia đình, tôi có nói rằng nếu đây là người nhà tôi thì tôi sẽ đồng ý mổ. Các con của bà đều bật khóc, khiến chúng tôi càng thêm quyết tâm phẫu thuật cứu mạng bệnh nhân", bác sĩ Khoa nói.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nhôm, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, cho biết lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc đưa lên bàn mổ chỉ khoảng nửa giờ. Các bác sĩ chạy đua với thời gian, vừa hồi sức, vừa phẫu thuật để giữ lấy sinh mạng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nhôm kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân trong phòng hồi sức. Ảnh: Minh Tâm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhôm kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân trong phòng hồi sức. Ảnh: Minh Tâm.

Sau mổ, bệnh nhân được tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục, thở máy, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng tĩnh mạch. Ba ngày sau, tình trạng toan chuyển hóa nặng, trụy tim mạch có dấu hiệu cải thiện dần, giảm liều vận mạch, bắt đầu có nước tiểu, thận hồi phục dần.

Bệnh nhân cai máy thở sau một tuần. Sau đó được rút nội khí quản, ra khỏi khu hồi sức. Ngày 4/9, bệnh nhân tỉnh táo, tập ăn cháo, tập vật lý trị liệu.

Theo bác sĩ Khoa, người bệnh nằm tại giường, ít vận động, hệ tiêu hóa dần kém đi, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện, cần quan tâm các triệu chứng bất thường, xử trí kịp thời tránh dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch tính mạng.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới