Suy giảm chất lượng cuộc sống vì bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Theo Nhandan 10:21 09/07/2020 - Y tế 24h
Là một bệnh lý mãn tính tiến triển âm thầm, nhưng nếu suy giãn tĩnh mạch không đượcchẩn đoán sớm, đúng phương pháp sẽ giảm chất lượng cuộc sống, từ nhẹ như tức nặng chân, chuột rút đến nặng hơn, gây ra biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, ảnh hưởng tính mạng.
BS Bùi Văn Dũng can thiệp bệnh suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân.
BS Bùi Văn Dũng can thiệp bệnh suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Tỷ lệ mắc trong cộng đồng tới 40%

ThS, BS Bùi Văn Dũng, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết,bệnh suy giãn tĩnh mạch hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến, mặc dù tỷ lệ mắc trong cộng đồng tương đối lớn, từ 20-40%.

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khám và điều trị cho khoảng 20-30 trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch, có không ít trường hợp đến muộn.

Bệnh hay gặp ở phụ nữ, phụ nữ sau sinh đẻ, người thường xuyên phải làm công việc đứng lâu, ngồi lâu, những người béo phì. Bệnh lý này cũng dễ mắc ở những người tuổi cao, hơn 50 tuổi trở lên.

Nếu gia đình bố mẹ suy tĩnh mạch chi dưới thì tỷ lệ con mắc bệnh cao hơn so với người khác. Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở những người sử dụng nhiều thuốc corticoid, có khối u chèn ép hoặc người lười vận động, có chế độ sinh hoạt ít vận động thể thao, ít ăn chất xơ, ít uống nước….

Theo BS Dũng, bệnh lý này diễn tiến rất âm thầm, từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, bề mặt da xuất hiện mạch máu giãn theo nhiều mức độ như giãn mao mạch, tĩnh mạch dạng lưới hoặc có búi giãn loằng ngoằng trên mặt da. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù chân, thay đổi màu da, sắc tố da, có vết lở loét.

Bệnh lý này tiến triển âm thầm nếu không chẩn đoán sớm đúng phương pháp sẽ giảm chất lượng cuộc sống. Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch là bị huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, ảnh hưởng đến tính mạng.

“Có bệnh nhân đến khám trong tình trạng chân đã bị lở loét. Họ đã đi khám nhiều nơi, nhiều chuyên khoa khác nhau với bệnh lý khác nhau nhưng không khỏi. Khi đến với chúng tôi thì tình trạng lở loét nguy hiểm. Lúc này, ngoài điều trị cho tĩnh mạch bị tổn thương, chúng tôi còn phải điều trị cả biến chứng của da”, BS Dũng nói.

Nhiều người trẻ cũng đến khám vì bệnh lý này.
Nhiều người trẻ cũng đến khám vì bệnh lý này.

Đừng để bệnh lý đơn giản diễn tiến nặng âm thầm

Là bệnh nhân tái khám sau vài lần can thiệp bằng phương pháp đốt laser, bệnh nhân nữ N.T.T (Hà Nội) cho biết, chị đã từng đi khám ở nhiều tuyến khác nhau, nhưng chỉ sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Sau vài tháng tưởng chừng đỡ, nhưng bệnh lý vẫn nặng dần lên, chị mất tự tin vì nổi gân xanh ở chân, đêm mất ngủ vì chuột rút, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

BS Dũng cho biết, bệnh nhân đã được chỉ định can thiệp bằng laser. Sau khi điều trị, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, triệu chứng bệnh nhân tương đối ổn định. Tuy nhiên, BS Dũng cũng cảnh báo, người đã bị suy giãn tĩnh mạch phải can thiệp ngoại khoa, nguy cơ tĩnh mạch suy tái phát rất cao vì thế người bệnh cần phải tuân thủ theo lịch tái khám của bác sĩ.

BS Dũng khuyến cáo, người dân có thể tự khám trước cho mình khi thấy triệu chứng nổi mạch máu dưới da,chân phù, nặng, màu da thay đổi… Những người ở triệu chứng nhẹ có thể điều trị nội khoa, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học nhiều chất xơ, tăng cường vận động, duy trì ân nặng ổn định.

Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng tất y khoa băng chun để ép tĩnh mạch. Bệnh diễn biến nặng lên sẽ phải can thiệp ngoại khoa.

Theo BS Dũng, trước đây khi chưa có kỹ thuật cao cấp, lựa chọn ưu tiên hàng đầu là mổ gây mê, xâm lấn dùng dao lôi tĩnh mạch bị suy giãn ra ngoài. Phương pháp này gây mất máu, để lại sẹo, di chứng tổn thương dây thần kinh khi can thiệp. Ca mổ kéo dài 2-6 giờ và người bệnh phải nằm viện cả tuần.

Tuy nhiên, hiện nay với can thiệp laser tĩnh mạch, phương pháp này xâm lấn nhẹ, tối thiểu, đường vào chỉ là kim chọc sau đó dùng sợi đốt laser vào tĩnh mạch cần điều trị, sử dụng năng lượng dùng sóng tiêu hủy tĩnh mạch đó. Kỹ thuật chỉ tốn khoảng 30 phút và bệnh nhân sau chưa đến một giờ có thể đứng dậy đi lại sinh hoạt bình thường, xuất viện sau 2-4 giờ theo dõi và được hẹn tái khám định kỳ.

Đặc biệt, kỹ thuật can thiệp bằng laser, sóng cao tần đã được bảo hiểm yt tế chi trả.

 
MẠNH TRẦN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới