Suy sinh dục ở đàn ông

Theo VnExpress 01/03/2021 - Y tế 24h
Từ năm 10 tuổi, chàng trai 19 tuổi không lớn thêm được nữa, chỉ cao 1,5 m nặng 55 kg, không có lông mu và lông nách, giọng nói cao.

Tại Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, anh khám do bộ phận sinh dục kém phát triển, tinh hoàn nhỏ như của bé trai, bụng nhiều mỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ và nhiễm sắc thể đồ đều bình thường. Tuy nhiên, xét nghiệm nội tiết, hormone sinh dục giảm thấp như đứa trẻ, tinh dịch ít và không có tinh trùng trong tinh dịch.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính ngày 26/2, cho biết bệnh nhân bị suy sinh dục thứ phát.

Suy sinh dục nam là tình trạng cơ thể nam giới không sản xuất đủ lượng hormone testosterone để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường các đặc tính sinh dục nam trong giai đoạn dậy thì, dẫn đến tình trạng chậm dậy thì hoặc không dậy thì ở trẻ nam.

Một người nam có thể mắc phải chứng suy sinh dục nam từ trong quá trình phát triển của thai nhi hoặc tại thời điểm trước tuổi dậy thì hoặc trong tuổi trưởng thành.

Theo các nghiên cứu trên thế giới đã thống kê, tỷ lệ suy sinh dục ở người trẻ có ảnh hưởng tới 0,7-2% thanh thiếu niên ở độ tuổi 13-20. Nghĩa là cứ 100 trẻ ở độ tuổi 13-20 thì một trẻ có biểu hiện suy sinh dục.

Biểu hiện thường gặp là giọng nói cao, râu, lông, tóc thưa hoặc không có, tinh hoàn kích thước nhỏ hoặc ẩn tinh hoàn, kích thước bộ phận sinh dục nhỏ. Chậm phát triển trí tuệ và tâm thần, khó khăn trong học tập, giao tiếp, giảm trí nhớ, giảm chú ý, phát triển tâm lý xã hội kém, dễ xúc động, lo lắng, trầm cảm.

Một số người còn phát triển ngực như nữ giới, nhiều mỡ bụng, tăng trưởng chậm, chiều cao kém, cơ bắp kém phát triển, dễ mỏi, mệt, lười vận động. Khối lượng xương nhỏ, không cốt hóa đầu xương, loãng xương, dễ gãy xương. Đến tuổi trưởng thành bị giảm ham muốn và giảm hoạt động tình dục. Nguy hiểm nhất là khả năng sinh sản kém, không có tinh dịch hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch, dẫn tới vô sinh.

Bệnh không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng khiến trẻ dậy thì chậm, ảnh hưởng tới sức khỏe giới tính, tình dục, tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Bác sĩ khuyến cáo trẻ đến tuổi dậy thì cần phải theo dõi, bố mẹ cần quan tâm và tâm lý để hướng dẫn con. Khi có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám và điều trị.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới