Tăm xỉa răng xuyên thủng ruột người đàn ông

Theo VnExpress 08:10 09/09/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Người đàn ông 65 tuổi, đau dữ dội ở phía bên phải bụng, vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu.

Người đàn ông nhập viện ngày 1/9, tỉnh táo song bụng chướng, đau nhiều ở bên phải, sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy dị vật cản quang ở vùng bụng phải, xuyên qua thành ruột, ở vùng bụng bên phải có dịch tự do. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng ruột non.

"Nếu để muộn hơn, không điều trị, dịch tiêu hóa sẽ chảy lan rộng ổ bụng, gây viêm phúc mạc toàn thể và nguy hiểm tính mạng người bệnh", bác sĩ Tào Minh Châu, Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết.

Bệnh nhân được mổ nội soi cấp cứu ngay trong đêm. Kíp mổ phát hiện chiếc tăm xỉa răng đâm thủng ruột non, một phần nằm trong lòng ruột, một phần ở ổ bụng. Họ gắp chiếc tăm ra, khâu lỗ thủng ruột non, rửa sạch bụng và đặt hệ thống dẫn lưu ổ bụng sau mổ.

5 ngày sau mổ, người đàn ông khỏe mạnh, không còn tình trạng nhiễm trùng. Ngày 8/9, ông đã ăn uống bình thường, chuẩn bị được ra viện.

Bác sĩ Châu khám cho bệnh nhân sau mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Châu khám cho bệnh nhân sau mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Châu, phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy dị vật và khâu lỗ thủng ruột non rất tiên tiến, giúp người bệnh tránh được vết mổ mở dài 30 cm từ trên ngực đến rốn, hiệu quả điều trị cao. Sau phẫu thuật, người bệnh đỡ đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, có thể vận động sớm, từ đó nhanh hồi phục. Vết mổ nội soi còn có tính thẩm mỹ cao, tránh các biến chứng tắc ruột, dính ruột sau mổ.

Bác sĩ Châu cảnh báo thói quen ngậm tăm sau khi ăn rất nguy hiểm, có thể vô tình nuốt phải tăm. Tăm tre không bị men tiêu hóa phân hủy nên gây nhiều biến chứng khi đi vào ống tiêu hóa, ví dụ thủng ống tiêu hóa và viêm phúc mạc toàn thể. Nên vứt tăm đi ngay sau khi sử dụng, không ngậm trong miệng để tránh nguy cơ nuốt phải tăm và nhanh chóng dọn dẹp khi làm rơi tăm vì trẻ nhỏ có thể nghịch phải.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới