Tàn phế vì chủ quan với chuột rút, tê mỏi chân
Đây là dấu hiệu của bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới, không kịp thời phát hiện để lại hệ lụy khó lường.
Động mạch vôi hóa trắng xóa, nguy cơ cắt chân
Tại BV Hữu nghị Việt Đức, ông N.V.A (70 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa vào thăm khám sau nhiều ngày đi lại khó khăn, thi thoảng đau nhói như chuột rút.
Hình ảnh chụp mạch máu cho thấy bệnh nhân bị động mạch vôi hóa trắng xóa do tiền sử hút thuốc kèm theo xơ vữa động mạch.
Người nhà ông A. cho hay, thuyết phục mãi ông A. mới chịu đi khám vì cho rằng “tuổi già ai chẳng đau mỏi chân tay”, ai dè nếu đến chậm nguy cơ còn bị cắt đi một bên chân. Bác sĩ cho biết, hiện đang cố gắng điều trị theo hướng bảo tồn chân.
Không may mắn như ông A., anh N.K.T (52 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện đã được 1 tuần với chẩn đoán tắc mạch cấp tính và được chỉ định phẫu thuật cắt đi 1 ngón chân đã hoại tử thối đen.
Theo lời anh K., cách đây 1 tháng, trong một lần ngồi ăn cơm, lúc đứng dậy chân anh đau nhói khiến anh không đứng dậy được phải ngồi thụp xuống. Sau đó, chân anh ngày càng đau hơn, ngón cái cứ tím đen dần.
Chị N.T.L (vợ anh T.) chia sẻ: “Chồng tôi vừa mổ bắc cầu xong và chờ để mổ cắt đi ngón chân bị hoại tử. Bác sĩ nói nếu không mổ nhanh sẽ thối dần lên trên, thì không chỉ cắt ngón chân mà còn cất cả chân nữa. Chồng tôi là trường hợp hiếm gặp, chuyển từ cấp tính sang mạn tính nhanh và đã để lại tổn thương sớm”.
Nằm giường điều trị bên cạnh, ông N.V.H (65 tuổi, ở Nam Định) vốn có tiền sử tăng huyết áp và nghiện thuốc lá, bị đau chân từ cách đây 6 tháng. Bệnh nhân tìm đến viện khi ngón áp út chân phải đã hoại tử nên buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
Cũng tại đây, một cụ ông 74 tuổi ở Thái Bình đang nằm điều trị dù chưa tổn thương đến mức hoại tử nhưng đã ở giai đoạn muộn với biểu hiện chân teo nhỏ, viêm ửng đỏ, tắc mạch máu từ trên bẹn xuống chân.
Đáng nói, bệnh nhân này vốn bị thiếu máu mãn tính, huyết áp cao và máu nhiễm mỡ, đau chân liên tục nhưng chủ quan nghĩ bị khớp và chuột rút nên không đi khám.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Thời gian qua, trung tâm tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới. Căn bệnh âm thầm diễn tiến hàng năm nhưng ít người để ý tới, tưởng bị chuột rút, tê mỏi chân. Đáng tiếc, nhiều người bệnh chỉ tới viện khi ngón chân đã thối đen”.
Mỗi năm, BV Hữu nghị Việt Đức mổ và can thiệp cho 200 - 300 ca mắc động mạch chi dưới mãn tính, trong đó có nhiều người phải cắt cụt chi, ảnh hưởng đến chức năng, chất lượng sống.
Trung niên có tăng mỡ máu, hút thuốc lá nên tầm soát
Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước, bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới là tình trạng động mạch chủ và các động mạch ở chi dưới bị hẹp hoặc tắc, gây cản trở lưu thông máu đến các cơ quan bộ phận chi dưới như cơ và bộ phận liên quan khác như dây thần kinh, da... ở phía hạ lưu.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do người bệnh bị xơ vữa mạch máu và đái tháo đường. Ngoài ra, còn nguyên nhân do bệnh tự miễn ở người trẻ tuổi gây mạch máu hẹp và tắc lại.
Bệnh thường xảy ra ở nam giới trên 60 tuổi và nữ giới từ 70 tuổi trở lên. Yếu tố ảnh hưởng tới căn bệnh này là hút thuốc lá, thuốc lào, mỡ máu cao, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu. Nếu bệnh nhân có xơ vữa động mạch kèm đái tháo đường, hút thuốc lá bệnh càng tiến triển nhanh và nặng hơn.
Để phòng biến chứng, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra sớm khi có dấu hiệu: Cảm giác đau như chuột rút, đau cách hồi, tê mỏi chân thậm chí đi bộ 500m là đau không đi được. Bệnh càng nặng thì khoảng cách gây đau sẽ ngắn lại và chuyển sang đau liên tục. Chân không vận động sẽ bị teo nhỏ dần, muộn hơn nữa thấy được khoảng cách đau ngắn dần, da sạm, xuất hiện mảng lở loét ở mặt da, đầu ngón chân thối đau.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước
Còn theo ThS. BS. Lê Nhật Tiên, Phó trưởng Khoa Nội, Can thiệp tim mạch và Hô hấp, Tổng thư ký Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, Việt Nam chưa có nghiên cứu về thiếu máu chi dưới nhưng xu hướng tương đồng với thế giới.
Kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, khoảng 4 - 11% người trên 40 tuổi ở châu Âu và Mỹ mắc tình trạng này. Với người hút thuốc lá, nguy cơ tắc động mạch, tỷ lệ mắc cao gấp 2 - 6 lần.
Trong khi đó, người tiểu đường có nguy cơ 2 - 4 lần, 12 - 20% bệnh nhân tiểu đường bị tắc động mạch chi dưới. Với bệnh nhân rối loạn mỡ máu, cứ cholesterol toàn phần tăng 10 mg/dl, nguy cơ tăng lên 5 - 10%”.
Theo nhận định của BS. Nhật Tiên, ngày càng trẻ hóa bệnh nhân mắc bệnh này. Gần đây người trung niên bị thiếu máu mãn tính chi dưới gia tăng.
Chính vì vậy, những người từ độ tuổi trung niên có tăng mỡ máu, hút thuốc lá nên tầm soát tắc động mạch chi dưới có thể qua siêu âm, đo huyết áp ở tay và cổ chân.
Nếu chỉ số huyết áp từ 0,9 - 1,3 thì mạch bình thường, từ 0,7 - 0,9 nghi ngờ mắc tắc động mạch chi dưới, dưới 0,7 là chắc chắn mắc, còn dưới 0,4 là rất nặng.
“Tại Việt Nam, bệnh ít được quan tâm nên khi vào viện, bệnh nhân hầu như phải cắt cụt chi gây tàn phế hoặc nhiễm trùng huyết. Bệnh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống vì phải cắt cụt chi và chi phí điều trị rất lớn, đặc biệt với người bệnh không tham gia BHYT.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID