Tăng đột biến trẻ nhỏ mắc Adenovirus, 6 bệnh nhi tử vong

Theo Báo Giao Thông 07:31 16/09/2022 - Y tế 24h
Từ tháng 8 đến nay, số ca bệnh Adeno dương tính phát hiện tại BV Nhi Trung ương gia tăng đột biến, đã có 6 trẻ tử vong.

Tăng đột biến trẻ nhiễm Adenovirus

Tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại bệnh viện Nhi TƯ là 412 ca, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trẻ tử vong có nhiễm Adenovirus. Chỉ tính riêng trong tuần từ 5/9-11/9, bệnh viện đã ghi nhận 151 trường hợp nhiễm Adenovirus, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó.

Tại BV Nhi TƯ, hầu hết là bệnh nhi nhiễm Adenovirus nhập viện điều trị là dưới 3 tuổi với triệu chứng chung là sốt cao, ho, khó thở, viêm phổi; gần 50% suy hô hấp phải thở oxy, ca phải thở máy.

Số trẻ nhiễm Adenovirus nhập viện tăng đột biến tại BV Nhi TƯ
Số trẻ nhiễm Adenovirus nhập viện tăng đột biến tại BV Nhi TƯ

 

PGS.BS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc trung tâm Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết: Adenovirus chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…Bệnh do Adenovirus gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông.

7 lưu ý cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho trẻ:

- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

- Chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.

- Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

- Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

"Bệnh nhân được điều trị triệu chứng và hỗ trợ thở oxy với các mức độ khác nhau. Với thuốc kháng virus đặc hiệu, WHO cũng chỉ khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân suy hô hấp, viêm phổi nặng và có suy giảm miễn dịch bởi thuốc này có tác dụng phụ trên thận", BS. Hanh cho biết.

Nguy cơ bùng phát thành dịch

BS. Lê Kiến Ngãi, BV Nhi TƯ cho biết: "Với tình hình này ta thấy lời cảnh báo sau dịch nguy cơ trở lại bùng phát 1 số bệnh truyền nhiễm. Chúng ta vừa có 1 mùa hè bị tấn công bởi virus cúm, virus hợp bào hô hấp và giờ là sự tấn công của virus Adeno.

Việc trở lại cuộc sống bình thường mới sau Covid-19 nhưng sao nhãng các biện pháp phòng dịch không chỉ khiến các ca Covid-19 tăng mà các bệnh truyền nhiễm khác cùng vậy".

"Theo thống kê từ tuần thứ 3 của tháng 8 chúng tôi nhận ra được những ca bệnh nhiễm Adenovirus dương tính đến khám và điều trị tăng nhanh. Ở tuần thứ 36 tăng gấp đôi so với tuần thứ 35 và tuần 37 lại tăng gấp đôi so với tuần 3. So với cùng kỳ số lượng ca bệnh tăng nên, cho đến nay thì số ca bệnh đã tăng cao hơn nhiều so với tổng số ca mắc của cả năm 2021.

Điều này cho thấy sự lây truyền của tác nhân này trong cộng đồng. Và một đặc điểm nữa, tác nhân này tồn tại trên các bề mặt dài ngày, đường lây truyền dễ dàng giọt bắn và tiếp xúc, ai cũng có thể nhiễm virus này từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, rồi từ đó trở thành nguồn nhiễm, phát tán bệnh", BS. Ngãi thông tin.

Theo BS. Hanh, nhiễm Adenovirus cũng tương tự như các virus ở đường hô hấp, trẻ xuất hiện các dấu hiệu viêm, sốt, ho, chảy mũi và viêm long đờm của đường hô hấp. Với những triệu chứng ban đầu này rất khó phân biệt nhiễm Adenovirus với các virus đường hô hấp khác.

Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc Adenovirus sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như: xét nghiệm máu, chụp X-Quang tim phổi, xét nghiệm xác định căn nguyên bằng kỹ thuật Realtime PCR.

"Chúng ta khó phân biệt với dấu hiệu ban đầu, và chưa có vaccine đặc hiệu do vậy các biện pháp phòng bệnh thông thường vẫn mang lại hiệu quả như là việc vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, môi trường đảm bảo thông thoáng; kiểm soát tốt bệnh nền; tiêm chủng vaccine đầy đủ... Có vậy mới kiểm soát được các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh lý do Adenovirus", BS. Ngãi nhấn mạnh .

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới