Thanh niên nhồi máu cơ tim khi đang ngủ
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu giữa tháng 1 trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở, đồng tử hai bên giãn tối đa, không phản xạ ánh sáng.
Bác sĩ Khoa cấp cứu tiến hành ép tim, đặt ống nội khí quản, dùng thuốc trợ tim, sốc điện khử rung. Tình huống nguy kịch, phù phổi nặng, suy đa tạng, bác sĩ phải dùng 3 loại thuốc vận mạch, trợ tim liều cao. Một giờ sau, tim người bệnh đập trở lại và chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Đinh Văn Trung cho biết bệnh nhân được điều trị tích cực bằng máy thở đảm bảo oxy hóa máu và lọc máu liên tục, giải quyết tình trạng toan chuyển hóa, suy cơ quan, điều chỉnh dịch, vận mạch.
Sau ba ngày, người bệnh đã dần tỉnh táo, rút được ống nội khí quản, nhưng tình trạng khó thở vẫn còn.
Theo bác sĩ Trung, đây là một trong những trường hợp người bệnh rất trẻ tuổi, khỏe mạnh nhưng bị nhồi máu cơ tim. Anh có tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid nhưng không điều trị thường xuyên.
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Bệnh xảy ra do động mạch nuôi dưỡng tim bị tắc ở một nhánh nào đó, khiến vùng cơ tim diễn tiến hoại tử, dễ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, sốc tim, ngừng tim, đột tử do tim.
Biểu hiện thường gặp là đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp... Can thiệp động mạch vành trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp điều trị hàng đầu.
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành này. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).
Đối với người trẻ, ngy cơ nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục, nữ có nguy cơ bằng nam giới.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tim mạch, chuyển hóa, đặc biệt các trường hợp tăng mỡ máu. Trường hợp bị tăng mỡ máu nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc, kiểm tra xét nghiệm định kỳ tránh các biến chứng.
Thùy An
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử