Tinh hoàn ẩn 15 năm

Theo VnExpress 01:45 10/03/2021 - Y tế 24h
QUẢNG NINH - Thiếu niên 15 tuổi, từ nhỏ không thấy tinh hoàn ở bìu trái, các chức năng đại tiểu tiện bình thường nên không đi khám.

Gần đây, em đau tức hố chậu, khám tại Khoa Ngoại Thận - Tiết Niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Kết quả chụp CT ổ bụng ngày 9/3 cho thấy tinh hoàn phải của bệnh nhi nằm sâu trong ổ bụng, kích thước 7 cm.

Bác sĩ chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ, chỉ định phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn, đưa tinh hoàn về đúng vị trí chức năng trong bìu. Sau phẫu thuật, bệnh nhi ăn uống vận động, sinh hoạt bình thường, được xuất viện.

Hình ảnh tinh hoàn ẩn trong ổ bụng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hình ảnh tinh hoàn ẩn trong ổ bụng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ cho biết, trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ẩn tinh hoàn.

Tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh gặp khoảng 3% ở trẻ sơ sinh nam đủ tháng và có thể lên đến 30% ở trẻ sinh thiếu tháng. Trường hợp người bệnh có tinh hoàn ẩn trong ổ bụng, xu hướng mổ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng teo tinh hoàn và biến chứng ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy 20% tinh hoàn trong ổ bụng ở người trưởng thành có biến chứng ung thư. Nếu để tình trạng này kéo dài ở trẻ em, tinh hoàn sẽ mất dần chức năng.

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên nó lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ nam sau sinh không thấy có đủ 2 tinh hoàn trong bìu, bố mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nam học tiết niệu để được khám tư vấn điều trị kịp thời. Tốt nhất trẻ bị tinh hoàn ẩn nên được điều trị sớm trước 2 tuổi. Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa, phẫu thuật nội soi, hoặc phẫu thuật mở hạ tinh hoàn xuống bìu, để tránh những biến chứng như teo tinh hoàn, ung thư, xoắn tinh hoàn... và dẫn đến nguy cơ vô sinh, mặc cảm tâm ý về sau.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới