Ứng dụng AI phát hiện sớm ung thư

Theo Báo giao thông 09:47 30/12/2024 - Y tế 24h
Không chỉ thực hiện chuyển đổi số ở tất cả các quy trình nghiệp vụ, việc ứng dụng AI vào công tác thăm khám và điều trị mang lại hiệu quả khi nhiều dấu hiệu bệnh lý không thể phát hiện nếu thực hiện khám theo quy trình thông thường.
 

Nhắc lịch khám chính xác từng phút

Được quản lý bệnh tiểu đường 8 năm qua tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ông Nguyễn Trụ (65 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cho hay: "Bệnh nền của tôi phải tái khám định kỳ. 

Đúng giờ tôi đến, đưa căn cước công dân gắn chip và thẻ Bảo hiểm y tế vào máy đăng ký chưa tới 30 giây là vào khám. Xét nghiệm máu xong, kết quả gửi về tin nhắn điện thoại là bác sĩ gọi tôi vào đọc kết quả, kê đơn".

Ứng dụng AI phát hiện sớm ung thư

Bác sĩ đọc kết quả chụp phim X-quang trên máy tính cho bệnh nhân.

Ra về, trên tay ông Trụ chỉ cầm đơn thuốc, không phải ôm đồm nhiều hồ sơ bệnh án như trước.

Theo chia sẻ của TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trong những năm qua, ứng dụng chuyển đổi số đã tạo được bước đột phá trong công tác quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Từ 2020, bệnh viện đã sử dụng hệ thống PACS (lưu trữ và truyền hình ảnh y tế) trong chụp X-quang. Bệnh nhân chụp X-quang có kết quả, hệ thống sẽ chuyển về các phòng khám, khoa điều trị, giúp việc chẩn đoán và can thiệp sớm.

PACS còn giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, do hình ảnh rõ nét hơn, xem rõ tổn thương và đo kích thước tổn thương chính xác hơn, xác định được tỷ trọng tổn thương. 

Kết quả được lưu trên hệ thống với chất lượng hình ảnh tốt hơn, nên sau vài năm, bệnh viện vẫn có thể sử dụng để hội chẩn.

Bệnh viện còn có App đi buồng của bác sĩ, điều dưỡng, để theo dõi bệnh nhân nội trú. Cùng đó, đăng ký khám online giúp giảm tải và quản lý điều phối lượng bệnh nhân hay thanh toán không tiền mặt cũng được triển khai tại bệnh viện từ nhiều năm nay. 

Hiện tại, 40% số bệnh nhân khám bệnh hàng ngày của bệnh viện được hẹn khám và nhắc lịch khám đúng đến từng phút.

Tại Bệnh viện Bạch Mai dù mới triển khai, tuy nhiên theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc bệnh viện, trong năm 2024, bệnh viện nỗ lực với nhiều đề án hiệu quả đặc biệt trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác khám và điều trị.

Theo ông Giáp, hiện các bác sĩ đi buồng chỉ cần một chiếc máy tính bảng chứa tất cả dữ liệu, từ kết quả khám, chụp, cho tới thông tin bệnh án của người bệnh, thuốc sử dụng… 

Đặc biệt, chữ ký số đã được áp dụng trên toàn hệ thống góp phần thuận tiện trong công tác lập hồ sơ bệnh nhân, giải phóng các thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình thăm khám, chữa bệnh.

Ứng dụng AI phát hiện sớm ung thư

Ông Giáp chia sẻ thêm, không chỉ thực hiện chuyển đổi số ở tất cả các quy trình nghiệp vụ, việc ứng dụng AI vào công tác thăm khám và điều trị mang lại hiệu quả khi nhiều dấu hiệu bệnh lý không thể phát hiện nếu thực hiện khám theo quy trình thông thường.

Ông Giáp dẫn chứng, mới đây nam bệnh nhân 49 tuổi đến Bệnh viện Bạch Mai khám tổng thể trên bệnh nền tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đã đặt 3 stent. 

Người bệnh không có dấu hiệu gì, khi chụp X quang cũng chỉ phát hiện có đám mờ ở phổi. Dù được làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như nội soi phế quản, cuống họng... cũng chưa có gì đáng chú ý.

Tuy nhiên, khi đưa các chỉ số của bệnh nhân vào phần mềm và AI hỗ trợ phân tích cho thấy, bệnh nhân được xác định bị tổn thương ở thùy phổi phải và có nguy cơ ung thư ác tính.

Kết quả chụp CT lồng ngực khẳng định bệnh nhân có dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi. 

Nhờ phát hiện sớm bệnh nhân này được phẫu thuật cắt toàn bộ khối u phổi, làm mô bệnh học và bỏ qua khâu làm sinh thiết phổi (một sinh thiết xâm lấn có thể gây chảy máu, gây tràn khí).

Theo PGS.TS. Đào Việt Hằng, Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ nhiệm Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu cho biết, trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong y tế, giúp tầm soát các bệnh lý dễ dàng hơn.

Ngoài phim chụp X-quang, nhiều bệnh viện đã có các phần mềm tích hợp thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện chẩn đoán ung thư gan trên CT-Scaner hoặc cộng hưởng từ (như chẩn đoán giai đoạn của ung thư trực tràng). Ở lĩnh vực nội soi và giải phẫu bệnh cũng có nhiều sản phẩm giúp chẩn đoán và giảm thiểu sai sót tổn thương tốt hơn.

Hiện nay đã có một số ứng dụng dành cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh nhân viêm gan B… 

Hoặc trong lĩnh vực tiêu hóa, AI đã giúp nhắc nhở người bệnh uống thuốc, đưa ra các bộ câu hỏi để phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân, tìm các dấu hiệu cảnh báo khi người bệnh có các nguy cơ biến chứng. 

Từ đó tạo ra kênh kết nối để người bệnh tìm đến cơ sở y tế hoặc các bác sĩ sớm hơn.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ung-dung-ai-phat-hien-som-ung-thu-192241217142354958.htm

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới