Ung thư gan thành 'đại họa' tại Việt Nam
Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ung thư gan đang trở thành "đại họa" tại Việt Nam. Số bệnh nhân ung thư gan vào năm ngoái đã vượt qua ung thư phổi, xếp thứ nhất ở cả số ca mắc mới lẫn tỷ lệ tử vong, đều trên 25.000 người.
Nguy cơ chính của ung thư gan là viêm mạn do virus viêm gan B hoặc viêm gan C, phơi nhiễm aflatoxin, nghiện rượu nặng, béo phì, hút thuốc lá và tiểu đường type 2.
"Viêm gan virus đang là một đại dịch. Cần ngăn đại dịch viêm gan mới tránh được đại họa ung thư gan", giáo sư Hùng nhấn mạnh. Viêm gan virus B, C diễn tiến chầm chậm đến các bệnh gan mạn, ung thư và tử vong. Trên toàn cầu, ung thư gan thường gặp hàng thứ tư và gây tử vong hàng thứ hai ở đàn ông.
Việt Nam cùng 10 nước gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Uganda, mang 50% gánh nặng viêm gan mạn toàn cầu. Ước tính có khoảng 1,4 triệu người chết hàng năm do nhiễm cấp tính và ung thư gan có liên quan đến viêm gan, xơ gan, con số xấp xỉ mức tử vong tổng cộng do sốt rét, HIV/AIDS và lao.
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, ngày nay viêm gan virus được coi là một thách thức sức khỏe cộng đồng cần phải đáp trả khẩn cấp. Số người mang virus viêm gan B sẽ tăng cao trong những năm tới với 20 triệu người chết trong khoảng 2015-2030. WHO kêu gọi tăng cường hoạt động nhằm loại bỏ viêm gan B và C vào năm 2030, bằng cách làm giảm số ca nhiễm mới và số tử vong.
Virus viêm gan B (HBV) lây nhiễm qua đường máu, với sự truyền bệnh từ mẹ sang con, tiêm chích không an toàn, quan hệ tình dục. Viêm gan B có thể phòng ngừa hiệu quả, an toàn nhờ vắcxin. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên lồng ghép vắcxin vào chương trình tiêm chủng trẻ em, tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ.
Viêm gan B mạn có thể được điều trị bằng thuốc uống gồm cả thuốc kháng virus. Việc điều trị có thể làm chậm diễn tiến bệnh, giảm bớt nguy cơ ung thư gan và kéo dài sống còn. Có khoảng 10-40% người mang viêm gan mạn cần điều trị. Phần lớn người bệnh được điều trị không khỏi hẳn bệnh mà chỉ làm giảm lượng virus sinh sôi, vì vậy người bệnh phải theo dõi điều trị lâu dài.
Virus viêm gan C (HCV) làm tăng nguy cơ ung thư gan bằng cách thúc đẩy sự hóa sợi và xơ gan. Khoảng 15-30% số người nhiễm bệnh rồi tự khỏi mà không biết, là HCV cấp tính. Còn lại khoảng 70-85%, bệnh sẽ thành mạn tính, dai dẳng dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID