Vaccine tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng

Theo VnExpress 13/06/2020 - Y tế 24h
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối (giai đoạn 3) của một số loại vaccine ngừa Covid-19 sẽ bắt đầu vào tháng 7.

Ngày 11/6, hãng dược Moderna thông báo sẽ thử nghiệm trên quy mô lớn vaccine đồng phát triển với Viện Y tế Quốc gia (NIH), với sự tham gia của 30.000 tình nguyện viên.

Công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech cũng tuyên bố nghiên cứu giai đoạn cuối được tiến hành tại Brazil trong tháng tới, do số ca nhiễm nCoV ở Trung Quốc còn khá ít. Chính quyền São Paulo cho biết đơn vị này đã vận chuyển đủ lượng vaccine để thử nghiệm trên 9.000 người. 

Kết quả lâm sàng dự kiến công bố cuối năm nay, Tiến sĩ John Mascola, giám đốc NIH, phát biểu trong một buổi họp ngày 10//6. 

Một tình nguyện viên được tiêm thử vaccine Covid-19 tại Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente, Washington, ngày 16/3. Ảnh: AP
Một tình nguyện viên được tiêm thử vaccine Covid-19 tại Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente, Washington, ngày 16/3. Ảnh: AP

Vaccine của Moderna dựa trên RNA thông tin, sử dụng tế bào người, "hướng dẫn" cơ thể tạo ra các ‘protein gai’ tương tự nCoV. Từ đó, nó kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại virus, nồng độ bằng với người đã khỏi bệnh.

Trong khi đó, Sinovac sử dụng công nghệ truyền thống, nuôi cấy và bất hoạt nCoV trong phòng thí nghiệm. Đây là hình thức điều chế tồn tại qua nhiều thập kỷ, dùng cho vaccine bại liệt, cúm và một số mầm bệnh khác. 

Cả hai hãng dược chưa công bố kết quả chi tiết nghiên cứu trước đó, ở quy mô nhỏ hơn, vốn để đánh giá tác dụng phụ và nồng độ kháng thể sản sinh sau khi dùng vaccine. 

Hai "ứng viên" khác sẽ tiến đến thử nghiệm giai đoạn cuối vào tháng 8. Một vaccine được phát triển bởi hãng dược Johnson & Johnson. Loại còn lại do Đại học Oxford hợp tác với công ty AstraZeneca điều chế.

Các chuyên gia nhận định, cuộc đua tìm ra phương pháp ngăn ngừa Covid-19 đang diễn ra cực kỳ nhanh chóng.

Thông thường, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tiến hành tại nhiều địa điểm, sử dụng phác đồ tiêm chủng lựa chọn từ giai đoạn hai, nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine trong cộng đồng lớn hơn, bao gồm trẻ em và người cao tuổi. Những sản phẩm đã phê duyệt lưu hành trên thị trường cần được xác minh tính an toàn trong quá trình sử dụng (gọi là thử nghiệm sau cấp phép).

Dù thử nghiệm diễn ra riêng biệt, các hãng dược vẫn phối hợp trên các khía cạnh nhất định. Họ sử dụng một hội đồng chung để đánh giá độ an toàn, cho phép so sánh chất lượng của các "ứng viên", xem xét liệu vaccine có phù hợp trong từng khu vực dân cư cụ thể hay không.

Thục Linh (Theo AP, WSJ)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới