Vào hè, liên tiếp ca bệnh nguy kịch sau ăn tiết canh và giết mổ lợn
Cảnh báo nhiều, vẫn liên tiếp ca nhập viện
Ngày 23/5, trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai chia sẻ: “Vào hè, số ca nhập viện do mắc liên cầu khuẩn lợn tăng. Riêng trong tuần qua, tại đây tiếp nhận điều trị cho 5 bệnh nhân. Nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng nề, sốt cao, xuất huyết ngoài da, nhiễm trùng huyết, tổn thương ốc tai có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn…”.
Vừa được chuyển đến điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ngày 22/5, ông L.X.Đ. (59 tuổi, trú tại Thái Bình) không thể vận động được, cứng gáy, đau đầu cùng dấu hiện xuất huyết trên vùng mặt.
Gia đình cho biết, trước nhập viện khoảng 1 tuần, ông Đ. có ăn tiết canh lợn và ông vốn nghiện rượu và hay lòng lợn. Sau ăn tiết canh chừng 3-4 ngày, ông Đ. xuất hiện sốt, rét gai người, và có đi tiêm nhưng không rõ thuốc gì. Tình trạng chuyển biến nặng, ý thức kém dần nên ông Đ. được người nhà đưa vào cấp cứu ở BV ĐK tỉnh Thái Bình. Với chẩn đoán viêm màng não, ông Đ. tiếp tục được chuyển về BV Bạch Mai.
Tại đây, các bác sĩ đã cấy mẫu ra kết quả ông Đ. nhiễm liên cầu khuẩn lợn và chỉ định điều trị kịp thời.
Cách đây ít ngày, tại BV Quân Y 103, các bác sĩ cũng đã cứu sống 1 nữ bệnh nhân sốc nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đó là chị Đ.T.P.N. (40 tuổi), nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng. Được biết, chị N. không ăn tiết canh nhưng làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.
Tại bệnh viện, sau nhiều nỗ lực của các y bác sĩ, với 7 lần lọc máu liên tục kết hợp cùng nhiều phương pháp điều trị, chị N. may mắn thoát cửa tử.
BS. Đỗ Duy Cường cho biết: “Tiết canh lợn chứa vi khuẩn Streptococcus Suis (S. suis) dễ dàng xâm nhập máu, lên não, gây nhiễm trùng huyết khi bệnh nhân ăn tiết canh lợn. Ngoài ra, vi khuẩn còn xâm nhập từ da qua vết thương hở do tiếp xúc trực tiếp".
Cần bỏ thói quen ăn tiết canh và thịt lợn tái, sống
Trên thực tế, không chỉ ăn tiết canh lợn mới nhiễm liên cầu khuẩn lợn, mà nhiều trường hợp nhiễm bệnh khi ăn các loại tiết canh như ngan, dê... Theo BS. Cương, nguyên nhân là trong các loại tiết canh dê, ngan, vịt có pha trộn cả tiết canh lợn có nhiễm khuẩn.
“Chính thói quen ăn tiết canh và những món thịt lợn tái sống chưa được chế biến chín, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu khuẩn lợn (khi lợn nhiễm vi khuẩn S. suis).
Biểu hiện bệnh thường là sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, trên da nổi nhiều đám xuất huyết, bệnh tiến triển nặng sẽ khiến bệnh nhân hôn mê. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu trên sau ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với thịt lợn sống thì cần nghi ngờ và nhập viện khám.
Nếu phát hiện kịp, bệnh nhân có cơ hội cứu sống, nhưng nhập viện muộn nguy cơ tử vong cao. Với những hệ lụy của nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người dân cần thay đổi thói quen ăn uống”, BS. Cường khuyến cáo.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ