Vết thương chó cắn một tháng không lành, bé trai phải nhập viện

Theo Báo giao thông 08:29 27/10/2023 - Y tế 24h
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa tiếp nhận cùng lúc hai trẻ bị nhiễm trùng do tụ cầu sau khi bị chó cắn, với vết thương lâu lành.

Vết thương chó cắn một tháng không lành

Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa tiếp nhận bé gái Đ.K.L (6 tuổi) bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân trái. Bé đã được khâu vết thương nhưng sau 7 ngày vết cắn không khỏi, mưng mủ và bị nhiễm trùng. Gia đình đã chuyển bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.

 
Khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng (Ảnh minh họa.).
Khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng (Ảnh minh họa.).

 

Một trường hợp khác là bé Đ.H.T (6 tuổi) cũng bị chó tấn công trong lúc đang chơi. Sau khi bị chó cắn, gia đình đã đưa bé đi khâu vết thương. Nhưng do vết thương quá sâu nên gia đình đã chủ động đưa bé xuống tuyến Trung ương để xử lý.

Sau gần một tháng điều trị, vết thương chưa liền, xuất hiện nhiễm trùng nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ xác định cả 2 bé đều bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn.

Nhân viên y tế đã bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, thay băng hàng ngày, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Sau điều trị 7 ngày, vết thương đã khô, tình trạng ổn định và các bé đã được ra viện.

Lưu ý điều gì khi xử lý vết chó cắn?

Theo các bác sĩ tại Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, vết thương do chó cắn thường khá sâu và có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Khi bị chó cắn, thông qua các vết thương hở, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc bị các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương gồm uốn ván, tụ cầu, liên cầu, capnocytophaga hay pasteurella và tụ cầu vàng kháng methicillin…

Khi bị chó cắn, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Do đó, các vết thương khi bị chó cắn cần được xác định xử trí sớm qua những bước thông thường như làm sạch, bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, sử dụng thuốc kháng viêm, tránh trường hợp bị nhiễm trùng…

Sau đó, người bệnh cần được theo dõi, nếu gặp các tình trạng nghiêm trọng như vết thương chó cắn bị nhiễm trùng, bị mưng mủ thì nên được đưa tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

6 việc cần làm khi bị động vật cắn

Bước 1: Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch che và dùng lòng bàn tay ấn mạnh, giữ nguyên áp lực lên vết thương trong 15 phút. Hoặc dùng băng thun quấn quanh miếng đệm để cố định; Không quấn băng quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu…

Bước 2: Nếu vết thương không chảy máu, cần rửa kỹ các vết cắn/cào dưới vòi nước trong 15 phút với xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Việc rửa nước vết thương đặc biệt quan trọng nếu nghi ngờ chó mắc bệnh dại.

Sau khi rửa nước nên thấm khô bằng vải sạch, băng lại bằng băng vô trùng hoặc một miếng vải khô sạch. Làm thật nhẹ nhàng, không để dập nát thêm hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng huyết thanh kháng dại vào các vết thương.

Bước 3: Đến cơ sở y tế gần nhất để được vệ sinh vết thương kỹ lưỡng, cắt bỏ những mô hư, trì hoãn đóng vết thương nếu có thể. Ngoài ra, các nhân viên y tế sẽ nâng và cố định chi nếu có chấn thương sưng tấy nhiều.

Bước 4: Với vết thương nghi nhiễm trùng, các bác sĩ có thể lấy mủ hoặc phết vết thương để xét nghiệm nuôi cấy vi trùng. Đồng thời, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

Bước 5: Tiêm ngừa vaccine.

Bước 6: Theo dõi cả người và chó: Hằng ngày nên kiểm tra vết thương để biết các dấu hiệu nhiễm trùng như đau ngày càng tăng, đỏ, sưng hoặc tiết dịch vàng.

 

Theo dõi chó trong ít nhất 10 ngày. Khi không thể theo dõi con vật (chó hoang hoặc lạc mất…), hoặc khi chúng xuất hiện triệu chứng bệnh dại, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn tiếp.

 

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới