Bệnh viện Việt Đức: Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư

Trước thông tin về việc bệnh nhân mắc trĩ dễ bị chẩn đoán nhầm thành ung thư đại trực tràng hay bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Bệnh viện Việt Đức khẳng định, không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức

Cung cấp thông tin đến báo chí chiều 4-11, Bệnh viện Việt Đức cho biết, có đến hơn một nửa dân số nước ta mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều chịu đựng một thời gian rất lâu trước khi đi khám…

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý này thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, tếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Các vấn đề như đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn… cũng là những nguy cơ mắc bệnh. Bệnh trĩ nếu không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…

Trả lời câu hỏi được nhiều người quan tâm về việc bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không?, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng khẳng định, không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.

“Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này người bệnh cần đi khám, cùng đó những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng” – PGS Hùng khuyến cáo.

Theo các bác sĩ, nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể chữa khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu...). Khi bệnh đã diễn biến phức tạp, người bệnh sẽ được điều trị bệnh trĩ bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Bác sĩ trả lời - 23/12/2022

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Bác sĩ trả lời - 08/11/2022

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Bác sĩ trả lời - 27/10/2022

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ trả lời - 24/05/2022

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bác sĩ trả lời - 05/06/2021

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới