Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần phải làm xét nghiệm máu.

Hỏi:

Tôi được biết, sang tháng 11 là vào đỉnh dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Xung quanh nơi tôi ở rất nhiều người mắc, có trường hợp tiểu cầu xuống rất thấp phải nhập viện dù đã dứt sốt. Mong bác sĩ tư vấn cần làm gì để tránh biến chứng khi mắc sốt xuất huyết?

Nguyễn Hòa Bình (Hà Nội)

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Bác sĩ khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

 

PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Hiện nhiều người khi bị sốt chỉ nghĩ là do , cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết.

Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Thậm chí, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận phải lọc máu.

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần phải làm xét nghiệm máu.

Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 - 20 G/L. Nếu tiểu cầu xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu sẽ phải truyền tiểu cầu.

Người dân cần lưu ý, khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1 để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà. Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì có thể gây chảy máu; không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân cần uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi.

Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt, tuy nhiên nếu có dấu hiệu thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết… báo hiệu nguy cơ xuất huyết, dẫn tới hạ tiểu cầu, sốc sốt xuất huyết, cần ngay lập tức nhập viện.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Bác sĩ trả lời - 23/12/2022

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Bác sĩ trả lời - 08/11/2022

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ trả lời - 24/05/2022

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bác sĩ trả lời - 05/06/2021

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Bác sĩ trả lời - 03/12/2019

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới