Suy gan thận, đột quỵ, những "cái chết trắng" do thói quen ăn mặn không ngờ

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn mặn không ngờ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như suy gan thận, suy tim, đột quỵ...

null

Việt Nam hiện nay đang được xếp vào nhóm nước ăn rất mặn dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật khác

TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, "cái chết trắng" được nhiều người nhắc tới để ám chỉ thói quen ăn nhiều muối của người Việt. Việt Nam hiện nay đang được xếp vào nhóm nước ăn rất mặn với lượng tiêu thụ khoảng 9,4g muối/ngày cao hơn gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

Theo TS. Từ Ngữ, muối luôn sẵn có một lượng trong những thực phẩm tự nhiên như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… và một phần nhỏ trong thực vật. Ví như trong 8g bột canh có chứa lượng natri tương đương với 5g muối; 100g cua bể có 316mg muối; cua đồng 453mg muối; tôm đồng 418 mg muối; 100g sữa bò tươi chứa 380mg muối; sữa bột toàn phần có 371mg muối… Lượng muối có trong các thực phẩm này đã gần đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể, chỉ cần phải bổ sung thêm một chút ít gia vị.

Hiện nay, những thực phẩm nhiều người thường sử dụng mà không lượng được có chứa lượng muối khá lớn đó chính là: thức ăn chế biến sẵn, bánh, đồ ăn công nghiệp, thức ăn nhanh... khiến rất khó kiểm soát lượng muối vào cơ thể.

Việc ăn thừa muối, là yêu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch, huyết áp, sỏi thận, viêm loét dạ dày, loãng xương, béo phì... từ đó gây lên suy tim, suy gan, thận, đột quỵ.

Theo TS. Từ Ngữ, ăn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho tim do có liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Do nồng độ muối trong cơ thể là ổn định. Khi con người ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu. Lúc này người ăn mặn sẽ cảm thấy khát nước và phải uống nước, đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Đối với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể gây lên hàng loạt các vấn đề như: suy tim, suy thận, suy gan, đột quỵ

Trẻ nhỏ nếu ăn mặn sớm cũng sẽ bị ảnh hưởng tới huyết áp và tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh lý khác.

Khi ăn nhiều muối cơ thể sẽ phải tăng đào thải natri qua nước tiểu dẫn tới có thể có thể mất đi một số khoáng chất quan trọng như: kali, canxi… do vậy làm tăng gây ra bệnh sỏi thận, giảm chức năng thận.

"Chế độ ăn mặn khiến cho lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Người ăn mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn so với người thường. Ở người đã bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp nếu ăn nhiều mặn và ăn chua sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm", TS. Từ Ngữ cho biết.

Ăn thừa muối sẽ khiến cho quá trình đào thải canxi qua nước tiểu tăng lên nguy cơ gây ra loãng xương...

                                                                                            Ngọc Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Bác sĩ trả lời - 23/12/2022

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Bác sĩ trả lời - 08/11/2022

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Bác sĩ trả lời - 27/10/2022

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ trả lời - 24/05/2022

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bác sĩ trả lời - 05/06/2021

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới