Chiến thắng ung thư não
"Tôi thích đánh dấu các cột mốc trong đời. Hôm nay là 6 tháng kể từ ngày tôi phẫu thuật", cô chia sẻ.
Khi biết mình mắc ung thư, Siswojo cảm thấy "hơn cả bàng hoàng".
"Trước khi nhận chẩn đoán, tôi chưa từng nghe tới u dây thần kinh thính giác. Vì vậy, tôi tìm hiểu nhiều nhất có thể về căn bệnh này. Chắc là hơi quá nhiều", cô nói.
Siswojo chưa từng phẫu thuật, trước đây. Sinh tự nhiên là thủ thuật y khoa lớn nhất cô thực hiện. "Điều này có thể khó tin khi tôi là người Hàn Quốc", cô nói. Quê hương cô là nơi có số ca phẫu thuật thẩm mỹ bình quân trên đầu người cao nhất thế giới.
Khối u của Siswojo rất hiếm gặp, phát triển tại ống thông giữa não và tai trong, còn được gọi là u dây thần kinh thính giác. Nó lành tính và không thể phát triển thành ung thư, nhưng vẫn đe dọa đến tính mạng. Nếu không điều trị, các dây thần kinh quan trọng, bao gồm thính giác, mặt và hệ tiền đình sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp xấu nhất, khối u có thể xâm lấn vào não.
"Tôi bị đau cổ vài năm. Nhưng tôi nghĩ đó là chấn thương trượt đĩa đệm cột sống do việc nhảy múa hơn 26 năm. Tôi đã quen với những cơn đau cột sống đó rồi", cô nói. Cô là vũ công từ cuối những năm 1990.
Hơn một thập kỷ, Siswojo không nhận ra mình có một khối u đang lớn dần trong tai trái.
Theo Mayo Clinic, trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận ở Mỹ, các triệu chứng của u dây thần kinh thính giác thường rất khó nhận biết, mất nhiều năm phát triển. Áp lực của khối u lên các dây thần kinh lân cận kiểm soát cơ mặt, các mạch máu gần đó hoặc cấu trúc não cũng có thể gây ra nhiều vấn đề. Môi trường và chế độ ăn uống không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u.
Dấu hiệu đầu tiên về căn bệnh xuất hiện vào tháng 8 năm ngoái, khi Siswojo bắt đầu bị ù tai. Lúc đầu, cô không nghĩ gì nhiều, chỉ cho rằng đây là ảnh hưởng từ các chuyến bay. Sau khi tới kiểm tra tai mũi họng và chụp cộng hưởng từ, cô nhận tin dữ.
"Khối u có kích thước khoảng 2,1 cm, phát triển bên trong tai trái 10 năm, sâu khoảng 5,3 cm. Nó đã chạm đến dây thần kinh cân bằng, dây thần kinh mặt và thân não. Tôi có thể chịu các rủi ro như mất thính lực, liệt mặt, mất thăng bằng và nhiều hơn nữa. Tôi thậm chí còn chẳng muốn nghĩ đến", cô nói.
Nếu không được điều trị, khối u sẽ tiếp tục ăn sâu hơn. Đến nay, nó đã bắt đầu đè lên dây thần kinh, gây đau khắp cổ và đầu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng phát hiện một khối u nang, chứa đầy chất lỏng khác, gắn vào khối u thần kinh này.
"Tôi chẳng còn lựa chọn nào ngoài phẫu thuật loại bỏ nó. Điều này thật khó khăn vì tôi chưa bao giờ xa con cái quá lâu", Siswojo chia sẻ.
Khi đang điều trị tại Bệnh viện Saint Teresa ở Hong Kong, cô tình cờ xem được video của diễn viên Mỹ Mark Ruffalo. Anh được chẩn đoán mắc chứng bệnh tương tự năm 2002.
"Tôi đã tìm được nguồn cảm hứng từ đó. Anh ấy liên tục nói ‘Hãy cố gắng vận động, dù chỉ là ngón chân hay gương mặt, bạn phải vận động’. Anh đấy đã đúng! Thay vì nằm đó và chờ đợi được chữa khỏi, tôi bắt đầu di chuyển từ từ. Đây là cách nhanh nhất để hồi phục", cô nói.
Lấy lại sự cân bằng là điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chức năng. Siswojo đã mất thính giác trái và cơ thể hầu như lúc nào cũng lắc lư. Song cô biết kết quả của mình tốt hơn rất nhiều người.
"Tôi đã tham gia các nhóm hỗ trợ trên Facebook, nhận ra mình thật may mắn khi ít chịu di chứng. Một số người bị biến dạng khuôn mặt, lệch mặt, gây khó khăn cho công việc hàng ngày như uống nước, mặc quần áo và nhắm mắt", cô kể lại.
Từ khi phẫu thuật, cô bắt đầu học yoga và tập các bài cường độ cao (HIIT). Siswojo cũng thường xuyên tổ chức các buổi leo núi cùng gia đình, biết trân trọng cuộc sống hơn, không chỉ vì căn bệnh cá nhân, còn bởi sự tác động của đại dịch trên toàn thế giới.
"Tôi cảm thấy như nhiều người đang quay lại tận hưởng cuộc sống với tốc độ chậm hơn, làm những việc họ chưa từng thử như nấu ăn, đọc sách, tìm hiểu những điều mới, chơi các trò chơi tập thể... thậm chí đan len. Thật là một thời điểm lý tưởng đến nhấn nút tạm dừng cho chế độ sống hối hả, dành nhiều thời gian chất lượng hơn với người thân", cô chia sẻ.
Thục Linh (Theo SCMP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk