Dấu hiệu ung thư di căn đến xương
Mỗi loại ung thư có xu hướng di căn tới một phần xương khác nhau và tất cả xương trong cơ thể đều có thể bị tế bào ung thư xâm lấn. Ngoài ra, còn có một số loại ung thư di căn tới nhiều phần cùng lúc như xương sống, xương chậu... Tuy nhiên, chúng không được chẩn đoán là ung thư xương.
Dấu hiệu và biến chứng
Di căn xương gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Trong một vài trường hợp, chúng là dấu hiệu cảnh báo ung thư tái phát, đòi hỏi người bệnh phải tiếp tục điều trị tích cực hơn bên cạnh việc chống lại khối u.
Các biến chứng của di căn xương đều ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, bao gồm:
- Khó kiểm soát cơn đau
- Giòn, gãy xương
- Hàm lượng canxi trong máu cao
- Nén tủy sống
- Mất khả năng hoạt động
Trong đó, tình trạng tăng hàm lượng canxi trong máu có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác.Khi xương bị phá vỡ bởi các tế bào ung thư, chúng sẽ giải phóng canxi vào máu. Tuy cơ thể rất canxi nhưng khi hàm lượng chất này cao vượt mức cho phép, người bệnh sẽ gặp tình trạng táo bón, mệt mỏi, cơ suy yếu, khát nước cực độ...
Trong một số trường hợp, nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng này có thể gây ra suy thận, hôn mê, thậm chí, tử vong.
Cách chẩn đoán
Di căn xương liên quan tới ung thư vú có thể được chẩn đoán bằng nhiều cách. Đôi khi, nó được phát hiện khi chụp X-quang một đoạn xương gãy do xương suy yếu (hay còn gọi là gãy xương bệnh lý).
Có một số xét nghiệm thường được dùng để phát hiện di căn xương như chụp xương, chụp PET, chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT), chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân...
Với mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm khác nhau. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể thực hiện kết hợp hai xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị di chứng
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm di căn xương nhưng có một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như sau:
Kiểm soát cơn đau: Di căn xương gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, nhiều bệnh nhân tìm kiếm các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ, chuyên gia để thực hiện các phương pháp trị liệu ngoài thuốc.
Gãy xương và nguy cơ gãy xương: Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để ổn định tình trạng gãy xương hoặc các khu vực xương có nguy cơ gãy cao. Nó cũng có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u gây áp lực đáng kể lên tủy sống. Khi gãy xương cánh tay, cẳng chân, bác sĩ thường sử dụng thanh cứng để hỗ trợ tình trạng suy yếu xương.
Tăng calci máu: Phương pháp hàng đầu để thực hiện điều này là trị liệu IV hydrad hóa và bisphosphonate (thuốc giảm loãng xương) hoặc một số loại thuốc khác như calcitonin, gallium nitrate hoặc mithramycin. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp tăng lượng canxi trong máu liều cao hoặc lọc máu.
Nhật Lệ (Theo Very Well Health)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk