Giãn tuyến sữa có gây ung thư vú?
Trả lời:
Giãn tuyến sữa, còn gọi giãn ống dẫn sữa, là bệnh lành tính. Khi bị giãn tuyến sữa, người bệnh thường có biểu hiện chảy dịch núm vú bất thường, mủ trắng đục, hơi có màu xanh hoặc đen từ núm vú chảy ra, cứng ở trong núm vú. Nó cũng có thể gây tổn thương mô xung quanh ống sữa bị giãn làm cho người bệnh cảm thấy như có cục u cứng.
Tuy nhiên, đây là một hiện tượng thay đổi bình thường ở ngực, không phải là triệu chứng nguy cơ ung thư. Hiện cũng không thấy có mối liên quan rõ ràng giữa giãn ống dẫn sữa và ung thư. Tuy nhiên, khi chẩn đoán giãn ống dẫn sữa cũng cần phải phân biệt với ung thư tuyến vú vì có một số biểu hiện tương tự nhau. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra những bất thường và đi khám định kỳ để cải thiện tình trạng bệnh, tránh gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
Ung thư vú thường gặp là thường gặp ở nữ, do nội tiết hoặc có kinh sớm, mãn kinh muộn, nồng đồ Estrogen cao, không sinh con, sinh con lần đầu muộn.
Cụ thể, phụ nữ có kinh dưới 13 tuổi có nguy cơ ung thư vú cao gấp hai lần so với người trên 13 tuổi. Phụ nữ mãn kinh trên 55 tuổi nguy cơ cao cao gấp hai lần so với dưới 45 tuổi hay người có thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với trước 30 tuổi.
Một số nhóm nguy cơ cao khác như người chuyển giới tính nữ do phải sử dụng estrogen kéo dài hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh, đột biến gene, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... Người hút thuốc lá có nguy cơ tăng gấp hai lần so với người không hút và gấp 7,5 lần nếu hút trước 12 tuổi.
Để tầm soát bệnh, bạn nên tự khám vú và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, nhất là phụ nữ trên 35 tuổi hoặc tham gia các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.
Không hút thuốc, uống rượu. Duy trì chế độ ăn hợp lý, không ăn nhiều thịt nướng, rán, mỡ động vật. Ăn nhiều rau quả. Không sử dụng thuốc tránh thai kéo dài hay có thai lần đầu muộn, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mải, lạc quan.
Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Thái
Phó Giám đốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk