Ung thư cổ tử cung

Nếu chủ động phòng ngừa, tầm soát và phát hiện sớm, khối u cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận trường hợp một bệnh nhân có cổ tử cung bị khối u khi chỉ mới 14 tuổi.

Theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nếu phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, ung thư ở cơ quan cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, nữ giới nên chủ động tầm soát định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm, bảo tồn thiên chức làm mẹ.

Ung thư cổ tử cung tiến triển âm thầm, kéo dài khoảng 10-20 năm, qua nhiều giai đoạn. Một số trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mắc bệnh khi 40 tuổi nhưng mầm mống virus HPV đã tồn tại âm thầm bên trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Do đó, việc phát hiện càng sớm sẽ góp phần tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư, khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh được bảo tồn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh đã sang giai đoạn tiến triển, việc người bệnh sống bao lâu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cụ thể và quá trình điều trị.

Giai đoạn I: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính cổ tử cung, chưa khu trú sang cơ quan khác. Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả là tiến hành cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị, tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến khoảng 90%, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, tăng nguy cơ dọa sảy thai do hình thành các mô sẹo.

Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan đến âm đạo và các mô xung quanh cổ tử cung, do đó cần kết hợp phẫu thuật xạ hóa trị. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 50-65%.

Giai đoạn III: Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ khoảng 25-35%.

Giai đoạn IV: Khối u đã lan ra vùng chậu, xâm lấn các cơ quan như bàng quang, trực tràng, di căn đến phổi, gan, xương... Việc điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn, chủ yếu là kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 15%.

U cổ tử cung có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển bệnh, sự xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng. Do đó, khả năng mang thai, sinh nở của phụ nữ mắc bệnh ung thư ở vùng cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể cân nhắc phác đồ điều trị bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh lý ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm nên khó phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm những nguy cơ, có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách ngay từ giai đoạn khởi phát. Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc tầm soát sẽ khác nhau ở mỗi người tùy theo sức khỏe, môi trường sống và chế độ sinh hoạt... Chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát định kỳ theo yêu cầu của từng phương pháp, theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn II – III

Các tế bào ung thư đã xâm lấn sâu đến âm đạo và lan rộng khắp vùng thành chậu, do đó phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là xạ trị kết hợp hóa trị, tuy nhiên nhược điểm là không thể bảo tồn chức năng sinh sản. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng kết hợp thực hiện phương pháp này.

Giai đoạn IV

Ở giai đoạn IV, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như trực tràng, bàng quang, thậm chí là gan, phổi... Việc điều trị ở giai đoạn này khá phức tạp và tốn kém nhiều chi phí, nhưng chủ yếu là giảm thiểu các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Bác sĩ Hiền Lê cho biết, tiêm vaccine phòng HPV được xem là biện pháp phòng ngừa đơn giản mà hữu hiệu nhất, để giảm nguy cơ mắc bệnh lý ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, vaccine phòng ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép có hiệu lực sử dụng từ năm 2007, có khả năng phòng ngừa tổn thương và lây nhiễm gây ra bởi 2 tuýp HPV nguy cơ cao là 16 và 18. Thêm vào đó, vaccine còn giúp phòng ngừa mụn cóc ở cơ quan sinh dục và các bệnh lý ung thư cơ quan sinh dục khác như âm đạo, dương vật, âm hộ, hậu môn...

Khuyến cáo chị em phụ nữ xây dựng đời sống lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV - tác nhân dẫn đến u cổ tử cung.

Không nên quan hệ tình dục sớm, nhất là ở độ tuổi vị thành niên vì cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, còn nhạy cảm.

Phụ nữ chú ý quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình vì nguy cơ cao lây nhiễm HPV, đặc biệt là khi bạn tình có nhiều bạn tình khác.

Phụ nữ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong các kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục...

Bạn đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng bất thường.

 

Thúy Nguyễn

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Bệnh ung thư - 19/03/2024

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Bệnh ung thư - 10/03/2024

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Bệnh ung thư - 06/03/2024

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Bệnh ung thư - 06/03/2024

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bệnh ung thư - 18/01/2024

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới