Ung thư dạ dày liên quan tới 4 cách ăn uống khó bỏ của người Việt
Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Có nhiều lý do dẫn tới căn bệnh này và thói quen ăn uống ảnh hưởng không nhỏ.
Dưới đây là một số yếu tố dẫn tới nguy cơ bị ung thư dạ dày mà người châu Á, trong đó có người Việt Nam, hay mắc phải:
1. Uống rượu có độ cồn cao
Rượu có thể gây ra một sự kích thích lớn ở dạ dày. Rượu có nồng độ cồn càng cao càng dễ tổn hại tới cơ quan này, đặc biệt là phần niêm mạc. Ban đầu, bạn có thể bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày tá tràng.
Khi những căn bệnh trên xuất hiện, bạn không thay đổi thói quen, không chữa trị kịp thời, sẽ có khả năng chuyển các dạng bệnh nguy hiểm hơn, trong đó có ung thư dạ dày.
2. Ăn đồ có lượng muối cao
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người chỉ cần khoảng 6g muối mỗi ngày. Trong muối có chứa nhiều nitrat, khi vào dạ dày sẽ phản ứng tạo thành chất gây ung thư dạ dày.
Trên thực tế, lượng muối người châu Á sử dụng thường cao hơn nhiều. Đặc biệt, các món ăn như dưa cà, kim chi hay các loại thực phẩm bảo quản lâu thường tích rất nhiều muối.
3. Ăn đồ nướng
Trong những năm gần đây, các món nướng ngày càng được ưa chuộng trong các tiệc cuối tuần, đi ăn nhà hàng. Nhiều quán ăn sử dụng thực phẩm chất lượng kém nhưng tẩm ướp nhiều gia vị đánh lừa vị giác, khứu giác của người ăn.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen nướng thịt cháy cạnh vì e ngại ăn thực phẩm chưa chín và mỡ chảy xuống than khiến khói bốc lên, sản sinh ra HCA và PAH là hai hợp chất gây tổn hại cho gan, dạ dày.
4. Ăn lẩu
Một trong những lý do dẫn đến bệnh liên quan tới dạ dày là sự tồn tại của vi khuẩn HP. Chúng có thể gây ra viêm loét mạn tính, tổn thương tiền ung thư.
Vi khuẩn HP thường trú ngụ trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, ăn mòn niêm mạc.
Ở các gia đình có thói quen gắp thức ăn từ nồi lẩu, đĩa chung, tình trạng nhiều người cùng bị dạ dày rất phổ biến. Lý do là vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống, nước bọt…
Bốn thói quen trong ăn uống trên là tác nhân chính gây ra ung thư dạ dày. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể khiến bạn bị mắc căn bệnh này.
Ung thư dạ dày không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Mọi người nên đi khám ngay khi bệnh chớm ở giai đoạn sau với các biểu hiện như sút cân, mệt mỏi, chán ăn, đau trướng bụng, buồn nôn, khó tiêu, đi ngoài ra phân đen.
An Yên (Theo Sina)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk