10 khoản trợ cấp cho người lao động đồng loạt tăng từ 01/7/2020

Quốc hội vừa chính thức thông qua mức lương cơ sở năm 2020 là 1,6 triệu đồng/tháng. Với sự thay đổi này, không chỉ công chức, viên chức - người hưởng lương trực tiếp từ ngân sách Nhà nước mà kể cả người lao động tại các doanh nghiệp cũng có những tác động đáng kể.
10 khoản trợ cấp cho người lao động đồng loạt tăng từ 01/7/2020
10 khoản trợ cấp cho người lao động đồng loạt tăng từ 01/7/2020
  1. Tăng mức trợ cấp thai sản

Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nội dung: Người lao động được hưởng trợ cấp thai sản bằng 02 tháng lương cơ sở. Do đó, mức trợ cấp này sẽ tăng từ 2,98 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng.
 

  1. Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

Căn cứ pháp lý: Điều 29 và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nội dung: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản bằng 30% mức lương cơ sở/ngày. Từ 01/7/2020, mức hưởng này tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày.
 

  1. Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu hàng tháng

Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nội dung: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng từ 01/7/2020.
 

  1. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%)

Căn cứ pháp lý: Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Nội dung: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% được hưởng trợ cấp một lần. Suy giảm 5% thì hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, nếu người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì mức hưởng tăng từ 7,45 triệu đồng lên 8 triệu đồng; sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.

  1. Tăng trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)

Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Nội dung: Người lao động suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Với mức tăng lương cơ sở theo quy định, từ 01/7/2020, mức hưởng khi suy giảm 31% khả năng lao động tăng từ 447.000 đồng lên 480.000 đồng/tháng; sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 32.000 đồng.
 

  1. Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần

Căn cứ pháp lý: Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Nội dung: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Mức trợ cấp này tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
 

  1. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ pháp lý: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Nội dung: Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức hưởng tăng từ 53,64 triệu đồng lên 57,6 triệu đồng.
 

  1. Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật

Căn cứ pháp lý: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Nội dung: Cứ 01 ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật được hưởng 30% mức lương cơ sở.

- Mức hưởng tối đa 10 ngày khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên tăng từ 4,47 triệu đồng lên 4,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2020.

- Mức hưởng tối đa 07 ngày khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 31 - 50% tăng từ 3,129 triệu đồng lên 3,36 triệu đồng từ ngày 01/7/2020.

- Mức hưởng tối đa 05 ngày khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 15 - 30% tăng từ 2,235 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng từ ngày 01/7/2020.
 

  1. Tăng mức trợ cấp mai táng

Căn cứ pháp lý: Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nội dung: Người lao động chết thì thân nhân được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Từ 01/7, mức trợ cấp mai táng tăng từ 14,9 triệu đồng lên 16 triệu đồng.
 

  1. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ pháp lý: Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nội dung: Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Cụ thể mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 800.000 đồng/tháng; với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng, mức trợ cấp tuất hàng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên 1,12 triệu đồng/tháng.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

BHYT & BHXH - 01/02/2024

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

BHYT & BHXH - 22/11/2023

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHYT & BHXH - 17/11/2023

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

BHYT & BHXH - 10/10/2023

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

BHYT & BHXH - 08/09/2023

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới