Nhận Bảo hiểm xã hội một lần thiệt thòi khi về già

Trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, dịch bệnh như hiện nay, việc nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là điều người lao động cần hết sức cân nhắc bởi thực tế một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có khoản "tiền tươi" trang trải cuộc sống mà đánh mất nhiều quyền lợi quan trọng trong tương lai như hưởng lương hưu và được chăm sóc sức khỏe lúc về già.
BHXH Thủ Ðức giải quyết hồ sơ nhận BHXH một lần cho người lao động.
BHXH Thủ Ðức giải quyết hồ sơ nhận BHXH một lần cho người lao động.

 

Theo thống kê của BHXH thành phố Hồ Chí Minh, thời gian gần đây người lao động chọn hưởng BHXH một lần có xu hướng tăng. Trong thời gian giãn cách xã hội (tháng 7, 8, 9) tổng số hồ sơ giải quyết BHXH một lần là 14.091 hồ sơ, bình quân mỗi tháng giải quyết 4.700 hồ sơ. Ðến tháng 10 số hồ sơ giải quyết là hơn 9.000 hồ sơ (chiếm gần 64% so với lượng hồ sơ của ba tháng 7, 8, 9 cộng lại). Tháng 11 đã giải quyết hơn 12.500 hồ sơ, tăng 4.600 hồ sơ so với cùng kỳ 2020 (tăng gấp rưỡi).

Lý giải nguyên nhân số trường hợp nhận BHXH một lần tăng nhanh, lãnh đạo Cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh cho biết: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội ba tháng cho nên việc đi lại gặp khó khăn, sau khi hết giãn cách người lao động mới nộp hồ sơ khiến lượng hồ sơ tăng lên. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nguồn thu nhập của người lao động bị giảm sút, mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động nhưng vẫn không thể giải quyết hết khó khăn dẫn đến nhiều người lao động quyết định nhận BHXH một lần. Ngoài ra, một thực tế tồn tại nhiều năm qua đó là người lao động có thói quen nhận BHXH một lần sau nghỉ việc 1 năm vì họ xem đây là "nguồn thu nhập" mà chưa xem đó là nguồn tài chính tích lũy khi về già.

Hiện tại, đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng vào quỹ BHXH 25% tiền lương, trong đó người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%. Thí dụ, nếu tiền lương của người lao động là 5 triệu đồng/tháng thì người lao động đóng 400 nghìn đồng/tháng và người sử dụng lao động đóng 850 nghìn đồng/tháng. Khi đóng vào quỹ BHXH, người lao động sẽ được hưởng các chế độ: Ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất.

Với người lao động tự do, khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với khả năng tài chính của mình, mức thu nhập thấp nhất được quyền chọn sẽ bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700 nghìn đồng). Như vậy, với tỷ lệ đóng hằng tháng 22% và chọn mức thu nhập bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, sau khi được Nhà nước hỗ trợ 10% thì số tiền đóng vào quỹ BHXH chỉ có 138.600 đồng/tháng tương đương mỗi người chỉ cần để dành 4.620 đồng/ngày. Nếu người tham gia thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, Nhà nước sẽ hỗ trợ nhiều hơn nên mức đóng vào quỹ BHXH sẽ còn ít hơn 138.600 đồng/tháng.

Khi người tham gia BHXH (BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện) hoặc người hưởng lương hưu qua đời, thân nhân còn được hưởng chế độ tử tuất. Khi người tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu thì ngoài lương hưu hằng tháng, còn được Nhà nước cấp thẻ BHYT có mức quyền lợi hưởng 95% khi khám, chữa bệnh đúng tuyến (chỉ phải thanh toán 5% chi phí khám, chữa bệnh).

Rõ ràng chính sách BHXH đem lại cho người lao động những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể so sánh được. Vì vậy, người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH một lần. Cách hữu hiệu nhất để có tuổi già không phụ thuộc vào con cháu là có nguồn tài chính ổn định từ lương hưu và được chăm sóc sức khỏe. Muốn vậy, người lao động hãy tích lũy, tham gia BHXH ngay khi còn trẻ. Nếu ở thời điểm khó khăn không thể tham gia BHXH, người lao động có thể bảo lưu và sau đó tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện để đủ điều kiện nhận lương hưu.

Ðiều dễ nhận thấy, nhận BHXH một lần chỉ giải quyết cho người lao động khó khăn trước mắt, chứ thực chất người lao động không lường hết được những nguy cơ sẽ đến với mình khi đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân.

 
VÕ LÊ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

BHYT & BHXH - 01/02/2024

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

BHYT & BHXH - 22/11/2023

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHYT & BHXH - 17/11/2023

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

BHYT & BHXH - 10/10/2023

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

BHYT & BHXH - 08/09/2023

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới