Những ai nên được nghỉ hưu muộn?

Theo Báo Giao thông 03:01 01/03/2022 - BHYT & BHXH
Người có học hàm giáo sư, phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị tiến sĩ... có thể được kéo dài thời gian công tác.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhiều bộ, ngành liên quan tới dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, tiêu chí nào xác định “người thực tài” để được kéo dài thời gian công tác?Những ai nên được nghỉ hưu muộn?

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhiều bộ, ngành liên quan tới dự thảo nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Ảnh minh họa)

Chỉ làm chuyên môn, không quản lý

Theo dự thảo của Bộ Nội vụ, những viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể được kéo dài thời gian công tác nếu đáp ứng một trong các điều kiện: Có học hàm giáo sư, phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị tiến sĩ; viên chức làm việc trong một số lĩnh vực đặc thù của ngành như: Giám định viên pháp y, giám định viên tâm thần...

Để đảm bảo khách quan, công khai, công bằng và đúng quy định, dự thảo đưa ra quy định: Việc nghỉ hưu của viên chức kéo dài không quá 5 năm tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 135/2020 của Chính phủ về quy định tuổi nghỉ hưu.

Đặc biệt, dự thảo quy định viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn chỉ làm chuyên môn, không giữ chức vụ quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ quản lý kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu.

Một điều kiện để viên chức muốn kéo dài thời gian làm việc, đó là sức khoẻ, nguyện vọng của cá nhân viên chức và cơ quan công tác cũng có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền quyết định.

Thế nào là người tài, cần phải giữ lại?

Bàn về dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của viên chức, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết, đây là giải pháp tốt để thu hút những người có trình độ chuyên môn cao, người tài tiếp tục cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.

 

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.

Tuy nhiên, ông Vân cũng cho rằng: “Chúng ta không nên lẫn lộn giữa chính sách trọng dụng nhân tài và kéo dài thời gian tuổi làm việc của người lao động. Chỉ nên kéo dài tuổi nghỉ hưu với những người có tài, người có khả năng cống hiến trí tuệ của mình cho đất nước, nhân dân”.

“Với người tài, không chỉ kéo dài độ tuổi nghỉ hưu, mà cần phải có những cơ chế, chính sách đãi ngộ tốt để họ an tâm công hiến”, ông Vân nói và nêu thực tế, hiện có nhiều người về hưu, với tài năng của mình sẽ tiếp tục lao động cống hiến, nhưng không phải là ở các cơ quan Nhà nước mà là những công ty, tập đoàn tư nhân. Vì ở đó, họ được trả lương cao, xứng đáng với những gì họ cống hiến và được tôn trọng.

Ông Vân cũng lưu ý, cần xác định thế nào là nhân tài, bởi “có người có học hàm, học vị liệu đã chắc là tài năng?”.

“Nhân tài có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại nhân tài là những người vượt trội trong tư duy, hành động, cách giải quyết công việc khác người để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

Chúng ta cần nhìn vào sản phẩm mà người đó làm ra để đánh giá năng lực, trình độ, không chỉ nhìn vào bằng cấp”, ông Vân góp ý.

Tiến sĩ luật Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, mục đích của đề xuất viên chức có trình độ cao nghỉ hưu muộn là giữ được người tài tiếp tục cống hiến cho đất nước. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn người thực tài, tránh hiện tượng lợi dụng quy định này để “bám trụ” vào đồng lương của Nhà nước.

“Người có học hàm giáo sư, phó giáo sư thì phải có những công trình nghiên cứu nổi bật; viên chức trong lĩnh vực y tế phải có trình độ, tay nghề cao, được thực chứng; tương tự là các lĩnh vực khác, kết quả công việc của họ phải được thể hiện rõ ràng trong thực tế, được nhiều người thừa nhận.

Sàng lọc như vậy mới nâng cao hiệu quả của quy định viện chức có trình độ cao nghỉ hưu muộn và tránh được lợi dụng chính sách”, ông Nhưỡng nói.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

BHYT & BHXH - 01/02/2024

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

BHYT & BHXH - 22/11/2023

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHYT & BHXH - 17/11/2023

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

BHYT & BHXH - 10/10/2023

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

BHYT & BHXH - 08/09/2023

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới