Ông Kidong Park: 'Bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế trước'

Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo nhân viên y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn, trước hết cho mình, sau đó cho người bệnh.

Tại Tọa đàm trực tuyến "Bảo vệ chiến sĩ áp trắng trước làn sóng thứ hai dịch Covid-19", ngày 5/8, ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam bày tỏ lo lắng khi một số nhân viên y tế tại Đà Nẵng mắc Covid-19. Khoảng một tuần nay, Việt Nam ghi nhận hơn 200 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó hơn 10 nhân viên y tế.

Ông Kidong Park cho rằng, hiện nay nhiều quốc gia khác không chỉ Việt Nam, cũng đang phát hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Đối với các ca phát hiện tại Đà Nẵng, ông Park cho rằng "đó là lời nhắc nhở chúng ta lưu ý số ca bệnh thấp và ít không có nghĩa là dịch không còn lây lan". Bởi, có những ca nhiễm không có biểu hiện ra bên ngoài.

Ông nhấn mạnh đại dịch chưa thể chấm dứt ngay nên cần cảnh giác. Đặc biệt, công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn trong các bệnh viện cơ sở y tế phải thực hiện toàn bộ thời gian chứ không chỉ thời điểm dịch bùng phát.

"Một số bệnh viện ở Đà Nẵng là điểm nóng của dịch, qua hệ thống giám sát đã phát hiện các ca nhiễm, nhưng có những ca chưa phát hiện có thể đang ở trong người nhà bệnh nhân hoặc cán bộ y tế", ông nói.

Bác sĩ, điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất, khi họ phải chăm sóc bệnh nhân dài ngày hay thực hiện các thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm nCoV. Sức khỏe của các bác sĩ, điều dưỡng hiện nay không phải là tài sản riêng của họ mà chính là tài sản của hệ thống y tế. Nếu họ bị bệnh thì bệnh nhân sẽ không được chăm sóc tốt nhất và hệ thống y tế sẽ bị thiếu đi một lực lượng phục vụ.

Đó là lý do nhân viên y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn trước hết là an toàn cho mình sau đó cho người bệnh.

Nhân viên y tế Trung tâm y tế huyện Hải Lăng (Quảng Trị) mang trang phục bảo hộ trước khi lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Hoàng Táo.
Nhân viên y tế Trung tâm y tế huyện Hải Lăng (Quảng Trị) mang trang phục bảo hộ trước khi lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Hoàng Táo.

Phó giáo sư Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết nhân viên y tế bị cách ly là điều không ai mong muốn. "Họ cũng hoang mang, lo lắng. Đáng ra họ sẽ đang là những người cầm súng ra trận nhưng nay lại không thể cầm súng, không được cống hiến và còn phải sống xa gia đình", ông Bình nói. Công đoàn Y tế đã có những chính sách hỗ trợ những cán bộ y tế này.

Chuyên gia Phạm Xuân Thành cho biết, quy trình phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế đã được triển khai từ rất lâu. Để tránh lây nhiễm, nhân viên y tế cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, thực hiện mặc đồ bảo hộ, để tránh sự xâm lấn cũng như không phát tán mầm bệnh.

Ngoài phòng hộ, các bệnh viện cần tuân thủ đúng quy định, tất cả vật phẩm điều trị cần được xử lý riêng, có cảnh báo các chất thải lây nhiễm để trong thùng màu vàng. Rác thải của bệnh nhân Covid-19 chỉ được chứa tới 3/4 thùng và buộc kín trước khi đi xử lý. Thực hiện phân loại rác tại nguồn, di chuyển rác từ phòng đến khu lưu giữ ở một thời điểm nhất định, ít có bệnh nhân và người nhà qua lại.

"Việc vận chuyển đến khu lưu trữ cần phải sử dụng phương tiện chuyên biệt, có nắp đậy, tất cả rác thải này phải được xử lý hàng ngày", ông Thành nói.

Đối với thi hài của người nhiễm, các bệnh viện cần phải đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển, phải được hỏa táng ngay, càng sớm càng tốt. Người tham gia xử lý phải được trang bị đẩy đủ phương tiện bảo vệ, chỉ những người được hướng dẫn đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn mới được tham gia.

Ngoài ra, bệnh viện cần xử lý khử khuẩn các vật dụng trong buồng bệnh.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới