Phản ứng của giới khoa học về vaccine Covid-19 Pfizer

Các nhà khoa học phản ứng tích cực về hiệu quả 90% của vaccine BNT162b2 do Pfizer và BioNtech nghiên cứu, song cũng đặt ra nhiều câu hỏi.

Hãng dược Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) công bố kết quả nghiên cứu vaccine hôm 9/11, cho thấy hiệu quả phòng ngừa trên 90% sau liều tiêm thứ hai một tuần

Peter Horby, giáo sư Bệnh Truyền nhiễm Mới nổi và Sức khỏe Toàn cầu tại Khoa Y Nuffield thuộc Đại học Oxford "cảm thấy nhẹ nhõm" trước kết quả này. Ông nói: "Đây là tín hiệu tốt của vaccine Covid-19 nói chung. Chúng ta vẫn cần xem xét chi tiết và chờ đợi kết quả cuối cùng. Còn một chặng đường dài trước khi vaccine tạo sự khác biệt, nhưng với tôi, đây là một bước ngoặt".

"Đây là một tin đặc biệt vui mừng", Eleanor Riley, giáo sư về miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, nói. Tuy nhiên, bà cho biết một vài câu hỏi quan trọng mà phía nhà sáng chế Pfizer và BioNtech chưa trả lời. Đó là thời gian kéo dài miễn dịch, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng trong thử nghiệm, độ tuổi của người tình nguyện thử nghiệm.

Lawrence Young, giáo sư ung thư học phân tử tại trường Y khoa Warwick, nhận định thông tin đến "rất kịp thời và khích lệ phát triển vaccine". Đồng thời đề cập thách thức trong việc bảo quản vaccine tại nhiệt độ âm sâu, -70 đến -80°C.

Young nói: "Rất khó để đánh giá dữ liệu tạm thời mà không có thông tin. Dường như vaccine cho thấy khả năng chống lại Covid-19, nhưng liệu vaccine có thể ngăn chặn nhiễm nCoV và lây truyền hay không".

Giáo sư Azra Ghani, chủ tịch khoa dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London, cho biết:" Hiệu quả chính được báo cáo dựa trên người bệnh có triệu chứng. Do đó, không thể biết liệu vaccine có ngăn chặn cùng một mức độ nhiễm trùng hay không, hay về khả năng lây truyền tiếp nối".

Pfizer tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người ở quy mô lớn, tháng 9. Ảnh: CNN
Pfizer tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người ở quy mô lớn, tháng 9. Ảnh: CNN

Giáo sư Trudie Lang, Giám đốc Mạng lưới Sức khỏe Toàn cầu, khoa Y Nuffield trường Đại học Oxford, cho biết: "Đây là một tin vui cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng trong cuộc chạy đua phát triển vaccine Covid-19". Ông nhận định vaccine mRNA là một công nghệ mới, được phát triển từ liệu pháp điều trị ung thư. Điểm mạnh của loại vaccine này là dễ sản xuất hơn các phương pháp sáng chế khác, giúp triển khai nhanh hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của vaccine mRNA là nhiệt độ bảo quản rất thấp. Đây là hạn chế khi phân phối vaccine trên toàn cầu.

Tiến sĩ Penny Ward, giáo sư thỉnh giảng Đại học King London, kiêm Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Tiêu chuẩn khoa Y dược, chỉ ra một số hạn chế về vaccine Covid-19 nói chung. Thứ nhất, các nhà khoa học không rõ mức độ nhiễm nghiêm trọng ở hai nhóm thử nghiệm (tiêm vaccine và dùng giả dược). "Chúng tôi cần hiểu, vì mục tiêu không chỉ ngăn ngừa triệu chứng mà còn ngăn nhập viện và tử vong", Ward nói. Thứ hai, thời gian miễn dịch kéo dài chưa được làm rõ để xác định thời điểm cần nhắc lại tiêm chủng. Cuối cùng, cần đối chứng các dữ liệu về cách bảo vệ người nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Penny Ward cho rằng: "Pfizer cần thu thập thêm dữ liệu an toàn để tính tỷ lệ rủi ro và lợi ích".

Giáo sư Robin Shattock, chuyên gia hàng đầu về miễn dịch và nhiễm trùng tại Đại học Hoàng gia London, cho rằng: " Vẫn còn nhiều việc phải làm bao gồm có được chấp thuận của cơ quan quản lý, mở rộng quy mô sản xuất và chuẩn bị hậu cần cho các chương trình tiêm chủng quy mô lớn".

Ông nói thêm: "Cuộc đua giữa các ứng cử viên vaccine vẫn chưa đến hồi kết, hy vọng rằng đây sẽ là những nỗ lực khởi đầu kiểm soát đại dịch toàn cầu".

Haseltine, cựu giáo sư Đại học Y khoa Harvard, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm, cho rằng đây là "tin rất đáng hoan nghênh", song ông vẫn muốn xem dữ liệu nghiên cứu và có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.

Theo ông, ngoài thông báo không gặp sự cố nghiêm trọng, Pfizer không cung cấp bất kỳ dữ liệu về tính an toàn, chẳng hạn như tần suất và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ điển hình. Kết quả phân tích tạm thời được đưa ra dựa trên 94 trường hợp mắc Covid-19, tuy nhiên Pfizer không đề cập số lượng bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu nhận vaccine hay giả dược.

Bên cạnh đó, thông tin về mức độ nhiễm bệnh nhẹ hay nặng cũng không được nêu rõ, và khả năng bảo vệ ở các nhóm tuổi có khác nhau hay không cũng không được đề cập. Ông nói thêm, thử nghiệm vaccine Covid-19 nói chung, không thường xuyên xét nghiệm tình nguyện viên không có triệu chứng. Do đó, rất có thể người được tiêm chủng sẽ mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng và vô tình lây lan virus.

Haseltine cũng thắc mắc liệu vaccine có giúp giảm trường hợp nhiễm trùng nặng, giảm ca nhập viện và tử vong.

Các nhà khoa học độc lập cảnh báo chống lại việc thổi phồng kết quả ban đầu trước khi dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả lâu dài được thu thập đủ. Không ai biết khả năng bảo vệ của vaccine có thể kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, Pfizer là công ty đầu tiên công bố kết quả khả quan, dẫn đầu cuộc chạy đua toàn cầu bắt đầu từ đầu năm với tốc độ kỷ lục.

Nguyễn Ngọc (Theo Guardian, SMC)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới