Phòng lây nhiễm khi đi chợ mùa dịch
Câu hỏi: Làm thế nào để bảo vệ mình an toàn khi đi chợ mùa dịch?
Trả lời:
ThS, BS Lưu Quang Minh, Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:
Do bất kỳ ai bị nhiễm Covid-19 đều có thể lây lan, ngay cả khi họ không có triệu chứng nên khi người dân đi mua thực phẩm khó tránh khỏi các nguồn phơi nhiễm tiềm năng, bao gồm tiếp xúc gần gũi với người bán hàng đã bị nhiễm Covid-19 và chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình sau khi mua hàng, chạm vào tiền mặt hoặc hàng hóa mà người bán hàng hoặc nhân viên thu ngân nhiễm Covid-19 đã chạm vào...
Do đó, để phòng tránh nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với người bán hàng, nhân viên thu ngân hoặc người khác khi đang đi chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại, người dân cần lưu ý:
Chuẩn bị trước một danh sách mua sắm để không mất nhiều thời gian khi đi chợ, siêu thị, trong các cửa hàng hoặc trung tâm thương mại giúp bảo vệ cả bạn và nhân viên cửa hàng. Nên mua thực phẩm đủ cho bạn và gia đình dùng từ 1 đến 2 tuần ở mỗi lần mua sắm.
Mang khăn che mặt và đeo khẩu trang khi bạn ở chợ, trong cửa hàng, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Mang theo khăn lau của riêng bạn hoặc sử dụng khăn do cửa hàng cung cấp để lau tay cầm của giỏ hàng hoặc xe đẩy. Nếu bạn sử dụng túi mua sắm có thể tái sử dụng, hãy bảo đảm chúng được làm sạch hoặc giặt sạch trước mỗi lần sử dụng.
Thực hành giãn cách xã hội khi mua sắm - giữ ít nhất 2 mét giữa bạn và những người mua sắm khác hoặc nhân viên cửa hàng.
Khuyến khích sử dụng các tùy chọn thanh toán không chạm (internet banking, QR code, bằng thiết bị di động) nếu có thể. Giảm thiểu việc xử lý tiền mặt hay các loại thẻ như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ thưởng, thẻ đổi quà. Hoặc lựa chọn mua sắm từ xa, chỉ cần 1 cú nhấp chuột trên internet và gửi tiền, giao hàng, nhận hàng gián tiếp hoặc mua sắm qua điện thoại để hạn chế tiếp xúc tối đa.
Khi đổi tiền hoặc thanh toán:
Không chạm vào vùng mặt của bạn sau khi thanh toán mà không rửa tay.
Đặt tiền trực tiếp trên quầy khi thanh toán và yêu cầu người bán hàng hoặc nhân viên thu ngân đặt tiền mặt trên quầy thay vì trực tiếp đưa vào tay bạn.
Sát khuẩn tay sau khi đổi tiền hoặc thanh toán tiền mặt.
Làm sạch và khử trùng các bề mặt trước khi tiếp xúc như máy trạm, máy tính tiền, thiết bị thanh toán, tay nắm cửa, bàn và mặt bàn. Làm theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm tẩy rửa và rửa tay sạch sẽ sau đó. Hạn chế chạm vào các đồ vật khác nhiều nhất có thể.
Thực hành vệ sinh tay đúng cách. Đây là một biện pháp kiểm soát nhiễm trùng quan trọng từ nhân viên y tế trong bệnh viện đến toàn nhân dân ngoài xã hội. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn chứa ít nhất 60% cồn, nhưng không thể thay thế cho việc rửa tay bằng xà phòng và nước.
Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây trước khi bạn vào nhà và một lần nữa sau khi bạn cất đồ đạc.
Không có bằng chứng về việc đóng gói thực phẩm có liên quan đến việc lây truyền Covid-19. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn có thể lau bao bì sản phẩm và để khô trong không khí như một biện pháp phòng ngừa bổ sung.
Tuân theo các thực hành an toàn thực phẩm để giúp ngăn ngừa bệnh do thực phẩm:
Trước khi ăn, hãy rửa trái cây và rau tươi dưới vòi nước chảy, kể cả những loại còn vỏ và vỏ không ăn được. Chà sạch sản phẩm bằng bàn chải sạch. Đối với hàng đóng hộp, làm sạch nắp trước khi mở.
Khi mở gói hàng tạp hóa, cho vào tủ lạnh hoặc đông lạnh thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại thực phẩm dễ hỏng khác như quả mọng, rau diếp, rau thơm và nấm trong vòng 2 giờ sau khi mua.
Thường xuyên lau chùi và vệ sinh quầy bếp bằng sản phẩm khử trùng
Luôn ghi nhớ 4 bước cơ bản về an toàn thực phẩm: Làm sạch, riêng biệt, nấu chín và làm lạnh.
PV
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?