Bản xé thơm, loài cây đa tác dụng
Cây bản xé thơm, tên gọi khác là Bán xe thơm, Hợp hoan thơm, Xua, Tên khoa học: Alicia odoratissima (Lf) Benth. Đây là loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có công dụng chính là vỏ cây dùng trị viêm khớp do phong thấp, đòn ngã tổn thương, vết thương hở xuất huyết và lở ghẻ
1. Mô tả về cây Bản xé thơm
Đây là loài cây thân gỗ cao đến 40m; nhánh tròn, hơi có lông mịn, rồi nhẵn. Lá có trục dài 7-20cm, có tuyến; lá lông chim 3-5 đôi, có trục 7-14cm mang 7-10, có thể đến 16 đôi lá chét thuôn hay hình trái xoan ngược, dài 1,3-3,5cm, rộng 0,6-1,2cm, không cân xứng, nhẵn hoặc có lông mềm cả hai mặt. Chuỳ hoa ở ngọn, phân nhánh chỉ một lần, dài 8-20cm; cuống xếp thành bỏ 2-4, mang các hoa đầu gồm 10-15 hoa, không cuống, có hai dạng. Hoa ở mép có đài hình ống với các răng nhọn; tràng hình phễu có thuỳ xoan bầu dục, màu vàng, nhị cỡ 20 có chỉ nhị dính thành ống bằng ống tràng; bầu có lông mịn hay lông mềm. Quả dẹp, mỏng, dài 16-22cm, rộng 3.5cm, màu nâu sẫm; hạt 8-12, hình trái xoan, hẹp, dài đến 9mm. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả chín tháng 12
2. Phân bố và sinh thái
Đây là loài cây có phân bố tương đối rộng tại một số tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang. Ngoài ra, loài cây này còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Sri Lanca.
Về yêu cầu sinh thái: Cây thường gặp trong rừng thường xanh núi cao, trong rừng khô rụng lá từ vùng thấp cho đến độ cao 1500m. Cây ưa sáng, chịu hạn kém. Tái sinh bằng hạt tốt nơi có tàn che thưa.
Bộ phận dùng thường là quả, vỏ rễ .
3. Thành phần hóa học
Cây có nhựa gôm màu nâu đen không tan trong nước. Thủy phân các saponin của hạt, người ta thu được hai acid triterpenic và acid mach-aerinic; trong hạt còn có một saponin là odoratis-simin. Vỏ cây chứa 12-15% tanin.
4. Tính vị, tác dụng
Loài cây này có quả và vỏ rễ có vị đắng, tính bình: Vỏ rễ thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống. Quả cây thường thanh nhiệt lượng huyết, nhuận tràng thông tiện.
5. Công dụng
Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương. Ở Ấn Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố. Lá được dùng sắc với bơ lỏng dùng chữa ho. Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ cây dùng trị viêm khớp do phong thấp, đòn ngã tổn thương, vết thương hở xuất huyết và lở ghẻ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?
Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024
Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?
Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?
Cây Hồng xiêm
Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024
Cây Hồng xiêm
Hoa đào có thể chữa bệnh gì?
Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024
Hoa đào có thể chữa bệnh gì?
Gừng vàng
Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024
Gừng vàng