Công dụng thần kỳ của Ngọc cẩu và cách sử dụng

25/01/2022 - Cây thuốc quanh ta
Được coi là thần dược của cánh mày râu, có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị yếu sinh lý, liệt dương, cùng với đó nấm Ngọc cẩu còn được biết đến là vị thuốc điều trị đau nhức xương khớp, giảm thiểu sự lão hoá của con người. Dược liệu này không độc và hầu như không có tác dụng phụ. Chính vì vậy Ngọc cẩu được khai thác triệt để và ngày càng hiếm trên thị trường dược liệu.
Ngọc Cẩu
Ngọc Cẩu

 

Đặc điểm

  • Là loại cây cỏ trông như một cây nấm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc. Cánh hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sần sùi, không có lá.
  • Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc. Loại cây này thường mọc và sống ký sinh trên những rễ của những cây gốc lớn trong rừng sâu ẩm thấp.
  • Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2. Thường vào mùa này người ta mới dễ phát hiện.
  • Nấm ngọc cẩu vị chát, ngọt, tính ôn.

Phân loại

– Theo hình dạng bên ngoài:

  • Nấm ngọc cẩu đực: Thân hình chóp, chiều dài dao động từ 10 – 15cm nhưng cũng có khi dài hơn. Quan sát bên ngoài thấy màu đỏ nâu thẫm được tạo thành bởi vô số những cán hoa nhỏ li ti, có mo màu tím bao bọc bên ngoài, không mở bung ra. Loại nấm này sẽ có hương thơm dịu và mùi thơm nhiều hơn so với giống cái. Có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới.
  • Nấm ngọc cẩu cái: Thân cây bé hơn, bông to, dài tương tự như bắp nhô non. Hương thơm có nhưng ít. Củ non và chứa ít chất xơ. Thường dùng để làm đẹp cho phái nữ, điều hòa kinh nguyệt và tăng ham muốn.

– Phân theo màu sắc của ruột:

  • Nấm ruột vàng: Phần ruột bên trong có màu vàng và thơm
  • Nấm ruột đỏ, tím: Ruột màu đỏ, một số loại hơi ngả sang sắc tím. Chiều dài và đường kính nhỏ hơn so với nấm ruột vàng. Có mùi hôi.

Công dụng

Ngọc cẩu thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, tráng dương, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiểu.

  • Giúp kích thích ăn ngon miệng.
  • Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
  • Khoa học chứng minh ngọc cẩu chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh.
  • Nấm ngọc cẩu có công dụng ngăn ngừa ung thư, kháng độc bệnh, làm chậm lão hóa của cơ thể
  • Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Cách sơ chế

  • Lựa chọn nấm tươi được đúng những đặc điểm chuẩn như trên.
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Thái mỏng rồi phơi khô, nấm ngọc cẩu nhiều dưỡng chất, do đó rất nhanh bị mốc nếu không được thái thật mỏng và làm khô thật nhanh, bất kể phơi dưới gió to thế nào trong bóng râm, hay vừa bật quạt vừa phơi, chỉ cần nhiệt độ không cao nấm sẽ bị mốc rất nhanh, qua 1 ngày có thể mốc trắng.
  • Chọn những ngày nắng to thái mỏng và phơi ra sau 1 ngày nắng to nấm đã khá khô và se lai, tối về dải ra mẹt, bật quạt, nếu muốn làm khô cũng lên làm quy trình như trên tránh bị tình trạng nấm mốc, rất lãng phí.
Cách sơ chế Ngọc cẩu
Cách sơ chế Ngọc cẩu

 

Các phương pháp làm khô Ngọc cẩu

  • Phơi âm can: Những dược liệu có tính bổ âm, thường được chế biến bằng phương pháp phơi âm can, mục đích không phải làm khô mà để hấp thụ sương, gió, tính túy của trời đất, tăng thêm tác dụng cho thuốc, nó được áp dụng với các dược liệu là thân cây, cỏ, lá, với các loại nấm và các loại sâm không thể áp dụng, nó sẽ ẩm mốc mốc trắng sau 1 đêm âm can.
  • Phơi bóng râm:  Tại sao phải phơi bóng râm, với các loại dược liệu có chứa nhiều tinh dầu. Ví dụ như lạc đâu tương không nên phơi trực tiếp dưới nhiệt độ cao, tinh dầu dễ bị bay hơi, giảm đi chất lượng dược liệu, nấm ngọc cẩu không có tinh dầu, hoàn toàncó thể phơi dưới nhiệt độ cao tuy nhiên không nên quá cao, hoặc sấy nhiệt khoảng 40 độ là đảm bảo nhất.
  • Sao cách thủy: Sao cách thủy thực chất là sao dưới nhiệt độ thấp đảm bảo, với những loại dược liệu nhiều tinh dầu, hoặc với 1 số bài thuốc cần sản phẩm sao khô, với các dược liệu dễ mốc thường được sao dưới nhiệt độ thấp để làm khô, mục đích để làm khô, đơn giản dễ hiểu là sao trên cái chảo, 1 cái nhận nhiệt trực tiếp từ lửa, 1 cái nhận nhiệt từ hơi nước không có gì quá khác biệt, quá trình của nó chỉ là nhận nhiệt và làm khô mấu chốt ở chỗ nhiệt độ thấp hay cao.

Sử dụng Ngọc Cẩu đúng cách

  • Cháo ngọc cẩu có tác dụng tráng dương bổ thận, lưng gối đau mỏi, khó đậu thai, tiểu nhiều về đêm, chống xuất tinh sớm: Ngọc cẩu 50g nấu với chim sẻ 5 con ( hoặc: chim cút 03 con) Nếu không có thì có thể nấu với các loại thực phẩm sau: gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm, nấu thành cháo.
  • Rượu ngọc cẩu bồi bổ sức khỏe, giảm nhức mỏi tay chân, đau lưng (đặc biệt là sản phụ): Ngjc cẩu thái mỏng với tỷ lệ 1kg với 5 lít rượu (40 độ). Ngâm 1 tháng là có thể dùng được. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm mật ong cho dễ uống.
  • Thuốc sắc ngọc cẩu cùng một số vị thuốc khác: Bài thuốc từ ngọc cẩu điều trị thận khí dương hư, liệt dương, di mộng tinh: Ngọc cẩu 5g, đan sâm 3g, hoài sơn (Củ mài) 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Đun sôi 15 phút với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Ngâm rượu tráng dương bổ thận: Ngọc cẩu 10g, Lộc nhung (nhung hươu) 10g (thái lát); câu kỷ tử 30g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g ngâm với 2 lít rượu trắng loại ngon (Lưu ý vì có nhung hươu: Nên phải chọn loại rượu mạnh từ 40 độ trở lên). Ngâm 1 tháng thì uống được.
  • Ngoài ra, Ngọc cẩu còn có thể sắc thuốc hoặc hãm trà sử dụng hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Rượu Ngọc cẩu
Rượu Ngọc cẩu

 

Lưu ý khi sử dụng Ngọc cẩu

Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy trong nấm ngọc cẩu có độc tố hay bất kì hoạt chất nào gây hại cho sức khỏe. Mặc dù vậy không phải đối tượng nào cũng dùng được nấm ngọc cẩu. Một số bệnh lý có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng loại nấm này:

  • Cao huyết áp
  • Mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa
  • Đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị
  • Có tiền sử bị dị ứng với nấm ngọc cẩu hay bất cứ dược liệu nào phối hợp trong bài thuốc
  • Suy giảm chức năng gan thận

Đặc biệt, cần chọn mua Ngọc cẩu từ những nguồn hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao. Không nên tham rẻ tránh để tiền mất tật mang.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Cây thuốc quanh ta - 19/01/2024

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Cây thuốc quanh ta - 04/01/2024

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới