Loại rau được ví "nhân sâm xanh", giá rẻ bèo mà công dụng nhiều vô kể

Đây là loại rau có hàm lượng chất xơ cao gấp 3 lần bắp cải, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người bị bệnh thận không nên ăn nhiều loại rau này.
Ảnh: Park Seed
Ảnh: Park Seed

Chuyên gia dinh dưỡng Đài Loan, Lý Vạn Bình cho biết, đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe của con người, bao gồm carbohydrate, chất xơ, axit béo không bão hòa, một loạt các vitamin thiết yếu, phytochemical và khoáng chất như magiê, kali và canxi.

Mặc dù chứa lượng kali dồi dào, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp nhưng đậu bắp lại không tốt đối với những người bị bệnh thận.

Ông Lý cũng lưu ý, đậu bắp có một lớp lông mịn nên một số người có thể bị dị ứng khi ăn nó. Đậu bắp có thể được ăn sống hoặc nấu chín, luộc hoặc hấp sẽ không làm mất đi chất dinh dưỡng của nó.

Một số công dụng của đậu bắp phải kể đến là:

1. Tăng hấp thu canxi

Đậu bắp có hàm lượng axit oxalic thấp, giúp tăng tỷ lệ hấp thụ canxi. Đối với những người không thể uống sữa để bổ sung canxi (vì bị tiêu chảy) thì đậu bắp là lựa chọn hợp lý. Magiê có trong đậu bắp giúp làm dịu tâm trạng và các dây thần kinh cơ. Nó cũng giúp việc hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn.

2. Kiểm soát cân nặng

100 gram đậu bắp có thể cung cấp 36 calo. Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no tự nhiên, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

3. Bảo vệ dạ dày và mắt

Ảnh: Australianseed
Ảnh: Australianseed

Chuyên gia Lý nhấn mạnh: “Đậu bắp rất giàu vitamin A, nếu được uống kèm với kẽm thì rất có lợi cho việc chuyển đổi vitamin A, công dụng sẽ tăng gấp đôi. Đậu bắp nếu ăn cùng với trứng cuộn thì rất tốt, vì lòng đỏ trứng cũng chứa vitamin A và lutein, do đó đây sẽ là món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho dạ dày và mắt”.

4. Hạ đường huyết

Một nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng, ăn đậu bắp nguyên trái hoặc chiết xuất có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng làm giảm sự hấp thụ đường trong đường tiêu hóa, dẫn đến phản ứng đường huyết ổn định hơn.

Các chuyên gia cũng khuyên những người đang dùng thuốc metformin (một loại thuốc tiểu đường phổ biến) không nên ăn đậu bắp.

5. Chống ung thư

Ảnh: Farmfreshtoyou
Ảnh: Farmfreshtoyou

Đậu bắp có chứa một loại protein gọi là speechin, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu bắp có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư lên tới 63%. Một nghiên cứu khác cho thấy, chiết xuất giúp tiêu diệt tế bào ung thư ác tính ở chuột.

6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nồng độ cholesterol cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Đậu bắp chứa một chất giống như gel dày gọi là chất nhầy, có thể liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa, khiến nó được bài tiết qua phân chứ không phải hấp thụ vào cơ thể.

Một lợi ích khác của đậu bắp là hàm lượng polyphenol. Một nghiên cứu kéo dài 4 năm trên 1.100 người cho thấy những người ăn chế độ ăn giàu polyphenol giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Chứa chất oxy hóa có lợi

Đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa chính trong đậu bắp là polyphenol, flavonoid và isoquercetin, cũng như vitamin A và C.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn nhiều polyphenol có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ các cục máu đông và tổn thương do oxy hóa.

Polyphenol cũng có lợi cho sức khỏe của não, bảo vệ não khỏi các triệu chứng lão hóa, cải thiện trí nhớ.

Phan Hằng (Theo Tvbs & Healthline)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới