Mơ leo vị thuốc nam chữa các bệnh tiêu hóa và bệnh ngoài da

11:28 11/05/2020 - Cây thuốc quanh ta
Thông thường, khi nói tới tác dụng chữa bệnh của lá mơ, người ta thường chỉ hay nhắc tới cây mơ tam thể, cùng bài thuốc “Lá mơ trứng gà”, một bài thuốc chữa kiết lỵ hiệu quả xác thực, được lưu truyền rộng rãi khắp mọi nơi những năm gần đây.

Thông thường, khi nói tới tác dụng chữa bệnh của lá  mơ, người ta thường chỉ  hay nhắc tới  cây mơ tam thể, cùng  bài thuốc “Lá mơ trứng gà”, một bài thuốc chữa  kiết lỵ  hiệu quả xác thực,  được lưu truyền rộng rãi khắp mọi nơi những năm gần đây.

 

Cây mơ tam thể
Cây mơ tam thể

Trên thực thế, ngoài cây mơ tam thể, lá thường dùng làm gia vị  ăn với thịt chó, còn có một loại dây mơ  khác, mọc hoang khắp nơi. Trong sách thuốc ở nước ta, thứ dây mơ mọc hoang này có tên “mơ leo”. Xét theo công dụng dùng làm  thực phẩm, dây mơ  mọc hoang không thông dụng bằng  mơ tam thể,  nhưng tác dụng chữa bệnh thì lại cao hơn. Do đó trong các sách Đông dược dùng trên lâm sàng, người ta thường chỉ đề cập đến cây mơ leo và  ít khi nhắc tới cây mơ tam thể.

Cây mơ leo
Cây mơ leo

 Trong sách thuốc Đông y, cây mơ leo có tên  gọi là “kê thỉ đằng”. Ngoài ra, cây còn có rất nhiều tên khác, như “nữ thanh”, “chủ thỉ đằng”, “xú đằng căn”, “ngưu bì đông”, “xú đằng”, “ngũ hương đằng”, “xú cẩu đằng”, “hương đằng”, “mẫu cẩu đằng” ... Tên khoa học là Paederia scandens (Lour.) Merr. thuộc họ Cà phê

Mơ leo là một vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong Đông y và dân gian. Hiện tại, trong các sách thuốc, cây được xếp trong loại thuốc tiêu thực, cùng một số vị thuốc quen thuộc khác như sơn tra, táo mèo, mạch nha, thần khúc, kê nội kim (màng mề gà), ...

Mơ leo là loại dây leo thảo (cỏ leo), sống nhiều năm, dài 3-5m hoặc hơn, có mùi đặc biệt, thân lá không có lông. Lá có cuống dài 1-2cm, rộng 3-7cm, có gốc tròn hay tù, mặt dưới không lông hoặc có lông dày. Lá mơ leo không có màu tía và gân trắng như mơ tam thể, nhưng khi bứt lá và vò nát cũng thấy có mùi tương tự như mơ tâm thể. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài, cánh hoa nhẵn màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn, nhị 5, không thò ra. Qủa hạch màu vàng chứa 2 nhân dẹp, màu đen đen. 

Tất cả các bộ phận như rễ, cành, lá, hoa và quả đều có thể sử dụng làm thuốc; dùng tươi hoặc khô, tùy từng trường hợp.

Theo Đông y, mơ leo có vị chua ngọt, tính bình. Có tác dụng tiêu thực đạo trệ (xúc tiến tiêu hóa), trừ phong, hoạt huyết, chỉ thống (giảm đau), giải độc,  trừ thấp, tiêu thũng. Có thể sử dụng chữa phong thấp đau nhức, ỉa chảy, lỵ, đau bụng, phù thũng, váng đầu, chán ăn, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, đòn ngã tổn thương, ...

Một số bài thuốc có sử dụng mơ leo:

- Vùng thượng vị và ngực đau tức (do thức ăn tích trệ): Dùng rễ, hoặc dây lá mơ leo tươi 30-60g (hoặc 10-20g khô), sắc nước uống trong ngày.

- Đau bụng  ỉa chảy: Dùng dây lá mơ leo tươi 30g, sắc uống.

- Chữa  lỵ trực trùng phân lẫn máu: Có thể dùng lá mơ leo giống như người ta vẫn dùng lá mơ tam thể: Rửa sạch, cắt nhỏ, trộn với trứng gà, bọc lá chuối, hấp, nướng hoặc rán khô (không dùng mỡ), ăn liên tục 2-3 ngày. Hoặc còn có thể dùng rễ mơ leo 100g, hầm với thịt lợn nạc, làm thức ăn trong bữa cơm.

- Chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Dùng mơ leo (rễ hoặc dây lá) 30-60g, sắc với rượu uống.

- Trẻ nhỏ cam tích (suy dinh dưỡng): Dùng mơ leo (rễ hoặc dây lá) 30g tươi hoặc 15g khô, dạ dày lợn 1 cái, hầm chín, chia ra ăn trong ngày.

- Chữa zona (giời leo): Dùng dây lá mơ leo lượng thích hợp, gĩa nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.

- Chữa viêm da thần kinh, eczema, ngứa toàn thân: Dùng ngọn hoặc cành lá non mơ leo lượng thích hợp, gĩa nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.

- Đòn ngã tổn thương: Dùng rễ mơ leo tươi 60g, sắc với rượu uống.

Lương y Đỗ Tất Hùng - Tạp chí Dược Mỹ phẩm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Cây thuốc quanh ta - 19/01/2024

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới