An toàn là ưu tiên cao nhất của chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ em

Bộ Y tế đang phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho nhóm trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc-xin. Vấn đề an toàn tiêm chủng là ưu tiên cao nhất của chiến dịch này.
Ảnh minh họa - An toàn là ưu tiên cao nhất của chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ em
Ảnh minh họa - An toàn là ưu tiên cao nhất của chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ em

 

Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có hơn 53 quốc gia đã có kế hoạch hoặc triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em ở các quốc gia được triển khai khác nhau, nhiều quốc gia trong đó có các nước thuộc liên minh châu Âu, Hoa Kỳ tiến hành tiêm chủng cho toàn bộ đối tượng là trẻ em từ năm đến dưới 12 tuổi. Các nước chủ yếu sử dụng vắc-xin Pfizer tiêm cho trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi, vắc-xin Moderna tiêm cho trẻ từ sáu tuổi đến dưới 12 tuổi... Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ từ tháng 4 và dự kiến hoàn thành trong quý II.

Bộ Y tế đã tập huấn về tiêm chủng quy mô toàn quốc cho tất cả các tỉnh, thành phố. Với trẻ trong độ tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp bao gồm học sinh lớp 6, học sinh tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) và trẻ năm tuổi đang học mẫu giáo. Triển khai trước cho nhóm học sinh 11 tuổi (học lớp 6) và hạ thấp dần độ tuổi. Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng. Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Bộ Y tế đã phê duyệt hai loại vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em từ năm đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna. Mỗi trẻ cần được tiêm hai mũi, cách nhau bốn tuần và chỉ tiêm hai mũi vắc-xin cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vắc-xin nào. Các chuyên gia tiêm chủng cũng lưu ý, không sử dụng vắc-xin Pfizer của người lớn để tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Để tránh nhầm lẫn với vắc-xin dùng cho người lớn, lọ vắc-xin Pfizer cho trẻ em từ năm đến dưới 12 tuổi có nắp mầu cam. PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương nêu rõ, cha mẹ, người giám hộ cần thông báo cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ cũng như tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị mà trẻ đang sử dụng… Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp.

Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ năm đến dưới 12 tuổi sau tiêm vắc-xin Pfizer là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là nổi hạch. Các phản ứng ít gặp là phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay); giảm cảm giác thèm ăn; mất ngủ; ngủ li bì; tăng tiết mồ hôi; đổ mồ hôi đêm; đau chi; ngứa tại vị trí tiêm. Với vắc-xin Moderna, các phản ứng rất thường gặp là: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (thí dụ: ở cổ, ở trên xương đòn); đau đầu; buồn nôn/nôn; đau cơ; đau khớp; đau tại vị trí tiêm; mệt mỏi; ớn lạnh; sốt; sưng tại vị trí tiêm; ban đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ sáu đến dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản (hai mũi) là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn, sưng, đau ở nách, sốt, ban đỏ tại vị trí tiêm, sưng tại vị trí tiêm và đau khớp… phản ứng thường gặp là tiêu chảy; phát ban; nổi mề đay tại vị trí tiêm; phát ban tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là chóng mặt; ngứa tại vị trí tiêm… Phản ứng rất hiếm gặp sau tiêm vắc-xin Covid-19 ở trẻ là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong hệ thống y tế.

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn về việc những trẻ từng mắc Covid-19 có cần thiết tiêm vắc-xin nữa hay không. Trả lời thắc mắc này, TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) chia sẻ, tiêm vắc-xin sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ cao hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài. Bộ Y tế đã có văn bản thông báo tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ năm tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất ba tháng. Các đối tượng trên 12 tuổi đã mắc Covid-19 tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sau khi hồi phục từ ba đến sáu tháng.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới